Theo dõi trên

Ban hành Quy định giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ

27/09/2022, 10:04

BTO - Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định ban hành quy định giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn tỉnh và sẽ có hiệu lực từ ngày 10/10/2022.

Quyết định này quy định giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ, gồm chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đối với chợ được điều chỉnh trong quyết định bao gồm: Chợ hạng 1, chợ hạng 2, chợ hạng 3 và được phân hạng chợ theo quy định tại Điều 3 - Nghị định số 02 (ngày 14/1/2003) của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. Theo đó, đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh khai thác, quản lý và sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn Bình Thuận.

img_1373.jpg
Hoạt động kinh doanh tại chợ Chợ Lầu, huyện Bắc Bình (Ảnh minh họa).

Như vậy kể từ 10/10, tùy hạng chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn TP. Phan Thiết sẽ có mức thu giá dịch vụ điểm kinh doanh cố định từ 96.000 - 122.000 - 171.000 đồng/m2/tháng đối với ki - ốt và từ 72.000 - 98.000 - 147.000 đồng/m2/tháng đối với quầy sạp, còn điểm kinh doanh không cố định là 3.000 - 4.000 - 5.000 đồng/m2/ngày. Được biết đây là mức giá cụ thể theo hạng chợ (đã có thuế giá trị gia tăng) và không bao gồm: Tiền điện, tiền nước của tiểu thương sử dụng cho mục đích kinh doanh.

Tương tự, bảng giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng xác định mức thu trên địa bàn thị xã La Gi. Theo đó tùy hạng chợ sẽ áp dụng mức thu 71.000 - 111.000 - 155.000 đồng/m2/tháng đối với ki - ốt và từ 47.000 - 87.000 - 131.000 đồng/m2/tháng đối với quầy sạp, trong khi điểm kinh doanh không cố định là 2.000 - 4.000 - 5.000 đồng/m2/ngày… Còn trên địa bàn các huyện (trừ Phú Quý), tùy hạng chợ sẽ có mức giá dịch vụ điểm kinh doanh cố định từ 62.000 - 89.000 - 122.000 đồng/m2/tháng đối với ki - ốt và từ 38.000 - 65.000 - 98.000 đồng/m2/tháng đối với quầy sạp, với điểm kinh doanh không cố định là 2.000 - 3.000 - 4.000 đồng/m2/ngày. Riêng tại huyện đảo Phú Quý, cũng tùy hạng chợ có mức giá dịch vụ điểm kinh doanh cố định từ 56.000 - 79.000 - 112.000 đồng/m2/tháng đối với ki - ốt và từ 32.000 - 55.000 - 88.000 đồng/m2/tháng đối với quầy sạp, còn điểm kinh doanh không cố định là 2.000 - 3.000 đồng/m2/ngày…

Trong khi đó chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, tùy hạng chợ sẽ có giá tối đa dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng trên địa bàn TP. Phan Thiết: Điểm kinh doanh cố định là ki - ốt từ 330.000 - 441.000 - 649.000 đồng/m2/tháng và với quầy sạp từ 306.000 - 417.000 - 625.000 đồng/m2/tháng, còn điểm kinh doanh không cố định là 6.000 - 8.000 - 10.000 đồng/m2/ngày… Tương tự tại địa bàn thị xã La Gi: Điểm kinh doanh cố định là ki - ốt có mức 224.000 - 394.000 - 581.000 đồng/m2/tháng và với quầy sạp từ 200.000 - 370.000 - 557.000 đồng/m2/tháng, với điểm kinh doanh không cố định là 4.000 - 8.000 - 10.000 đồng/m2/ngày.

Quyết định của UBND tỉnh cũng giao đơn vị quản lý chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tổ chức xây dựng, niêm yết thông báo giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ. Đối với Ban quản lý chợ, các chủ thể được giao quản lý chợ thì có trách nhiệm thu theo thông báo giá… Với chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, đơn vị quản lý kinh doanh chợ xây dựng mức giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ theo quy định nhưng không vượt mức giá tối đa tại quyết định này. Đồng thời phối hợp với địa phương tổ chức lấy ý kiến thương nhân tại chợ về mức giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ khi có sự thay đổi về mức giá. Ngoài ra niêm yết công khai thông báo giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ, thực hiện thu và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Đ.QUỐC


(0) Bình luận
Bài liên quan
Du lịch Bình Thuận trước thách thức phát triển nguồn nhân lực
Bước vào giai đoạn bình thường mới, hoạt động du lịch trên địa bàn Bình Thuận cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực với 2 chỉ tiêu cơ bản (đón lượng khách và doanh thu từ du khách) đều tăng cao. Tuy nhiên sau dịch Covid - 19, bên cạnh cơ hội thu hút khách thì ngành du lịch địa phương cũng đối diện nhiều thách thức trong phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu vào thời gian tới…
Nổi bật
Phú Quý: Cần tạo nên sản phẩm du lịch khác biệt
Nhắc đến Phú Quý, nhiều du khách đã từng đến tham quan, nghỉ dưỡng đều muốn quay trở lại, không chỉ bởi vì nơi đây có hải sản tươi ngon, các điểm đến còn hoang sơ, giữ được nét đẹp tự nhiên vốn có, sự chất phác, thật thà của người địa phương mà đặc biệt hơn, “đảo ngọc” đang hướng tới là “điểm đến không mang theo đồ nhựa” - một điểm cộng không phải nơi nào cũng có được.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ban hành Quy định giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ