Theo dõi trên

Bộ sẽ điều chỉnh định mức giáo viên trên lớp

01/09/2023, 07:16

Vừa qua, tại cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong rất nhiều ý kiến chia sẻ về những vất vả của giáo viên hiện nay, những áp lực giáo viên đang chịu đựng, về việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tại điểm cầu Đắk Nông, thầy Lê Văn Tuấn - Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Văn Cầu huyện Tuy Đức đề xuất ý kiến mong Bộ Giáo dục - Đào tạo điều chỉnh định mức giáo viên/lớp cho phù hợp với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đây cũng chính là những nút thắt mà giáo dục Bình Thuận đang gặp phải trong việc triển khai việc dạy 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học khi thực hiện chương trình mới. Cụ thể, hiện các trường tiểu học vẫn đang áp dụng Khoản 3, Điều 6 Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT về khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

img_3106.jpeg

Đó là việc quy định, 1,2 giáo viên/lớp đối với trường dạy 1 buổi/ngày và 1,5 giáo viên/lớp đối với trường dạy 2 buổi/ngày. Quy định này, được xây dựng cho chương trình giáo dục phổ thông cũ. Tuy nhiên hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông mới quy định học sinh học 2 buổi/ngày thì tỷ lệ giáo viên phải đạt khoảng 1,78 giáo viên/lớp mới đủ. Do định mức giáo viên/lớp vẫn thực hiện theo quy định cũ nên gây khó khăn cho các trường tiểu học bố trí giáo viên giảng dạy chương trình mới.

Trả lời đề xuất của hiệu trưởng tại tỉnh Đắk Nông cũng như mong muốn của các cán bộ quản lý, giáo viên ở nhiều tỉnh thành, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định: “Bộ sẽ điều chỉnh Thông tư 16/2017 về định mức giáo viên trên lớp. Vì, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, các lớp học học từ 1 buổi sang học 2 buổi, một số môn học có sự điều chỉnh, hoạt động của nhà giáo trong nhà trường có nhiều đổi mới, nếu định mức giáo viên trên lớp không điều chỉnh là không phù hợp hiện nay".

Bộ trưởng cũng cho biết: “Hiện Bộ Giáo dục - Đào tạo đang chủ trì sửa đổi Thông tư 16/2017 liên quan đến vấn đề này”. Và mong muốn giáo viên: “Khi bản thảo của Thông tư 16 được công bố đưa lên trên trang thông tin của bộ, mong các nhà giáo có ý kiến. Tôi khẳng định rằng, việc điều chỉnh là cần thiết khi mà tính chất công việc, hoạt động của nhà trường có thay đổi”.

Để tháo gỡ những vướng mắc trong việc Bộ Giáo dục - Đào tạo chưa ban hành kịp thông tư sửa đổi, UBND tỉnh đã có tờ trình về việc ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ kinh phí dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Tờ trình nêu rõ: Trung ương chưa có chính sách quy định về các chính sách hỗ trợ nêu trên. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ngân sách nhà nước, thẩm quyền Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương.

Căn cứ các quy định và xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để có cơ chế chính sách hỗ trợ cho ngành giáo dục; Sở Giáo dục và Đào tạo kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ kinh phí dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là cần thiết, đúng quy định của pháp luật.

Vận dụng Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học quy định tại nghị quyết này được bố trí trong dự toán ngân sách chi thường xuyên phân bổ hàng năm cho các cơ quan, địa phương, đơn vị theo phân cấp quản lý các cơ sở giáo dục.

Vì thế, dự kiến từ năm học 2023 - 2024, học sinh tiểu học tại Bình Thuận học 2 buổi/ngày sẽ không phải đóng tiền học 2 buổi như trước đây.

PHAN TUYẾT


(1) Bình luận
Bài liên quan
Bộ sẽ điều chỉnh các môn tích hợp trong thời gian tới
BTO-Trong chương trình Bộ trưởng gặp gỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên các bậc học ngày 15/8 vừa qua, đã có khá nhiều ý kiến xoay quanh việc giáo viên khó khăn khi dạy tích hợp các môn khoa học tự nhiên, lịch sử & địa lý trong chương trình GDPT 2018.
Nổi bật
Sản xuất lúa “Cánh đồng không dấu chân”
Thông qua mô hình sản xuất lúa “Cánh đồng không dấu chân” nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như sạ cụm, phun thuốc bằng máy bay trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc tương đương. Ngoài ra, mô hình ứng dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, thân thiện với con người, môi trường…
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ sẽ điều chỉnh định mức giáo viên trên lớp