Theo dõi trên

Chuyển biến từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

30/11/2023, 05:05

Với sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của người dân, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

img_6813(1).jpg
Đời sống tinh thần ở khu dân cư được nâng cao.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phối hợp thực hiện

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) là tư tưởng bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết cộng đồng của dân tộc, từ tư tưởng đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng. Năm 2023, các cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phong trào các cấp đã chủ động, kịp thời ban hành kế hoạch thực hiện phong trào. Đồng thời, triển khai các nội dung có trọng tâm, trọng điểm, bám sát kế hoạch của tỉnh để nâng cao chất lượng gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Triển khai đăng ký thi đua xây dựng gia đình văn hóa, thôn, khu phố văn hóa công khai, dân chủ, thu hút đông đảo nhân dân tham gia trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

2023.-hs-tim-sach.jpg
Những chuyến xe thư viện lưu động về các trường học

Cùng với đó, nhiều hoạt động hướng về cơ sở được ưu tiên như luân chuyển sách, báo, chiếu phim lưu động phục vụ các xã nông thôn mới và vùng dân tộc thiểu số; xây dựng các mô hình mới tại khu dân cư. Phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng chuyển đổi số; nâng cao đời sống tinh thần, sức khỏe cho đoàn viên, người lao động. Đặc biệt, hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, cổ vũ các mô hình xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ, gương người tốt, việc tốt được đẩy mạnh thông qua truyền thanh, trực quan bằng pa nô, băng rôn, khẩu hiệu, bản tin, chương trình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi của các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương.

bong-ban-kp.jpg
Phong trào rèn luyện thể dục thể thao tại các thôn, khu phố

Theo ông Võ Thành Huy - Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh: Trong năm, các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo các cấp cũng đã quán triệt, đẩy mạnh công tác phối hợp thực hiện phong trào. Phân công trách nhiệm cho từng thành viên gắn với nhiệm vụ của ngành mình phụ trách, bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra, giám sát cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào gắn với chương trình xây dựng NTM.

img_6792.jpg
Các trò chơi dân gian được tổ chức tại khu dân cư

Xây dựng môi trường văn hóa trong cộng đồng

Phong trào TDĐKXDĐSVH đã thực sự đi vào cuộc sống, lan tỏa vào từng lĩnh vực trong xã hội, khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo gắn với các tiêu chí xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, khu phố văn hóa” và phát huy truyền thống tương thân, tương ái. Tính đến tháng 10/2023, Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh vận động được gần 16 tỷ đồng, đạt 166,3% kế hoạch đề ra.

Còn các mô hình về an ninh trật tự như “Camera an ninh”, “Ánh sáng an ninh”, “Tổ liên gia an toàn về phòng cháy, chữa cháy”, “Gia đình 5 không, 3 sạch”, tuyến đường hoa… được nhân dân tự nguyện đóng góp, nhân rộng. Điều này cho thấy Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đang phát huy và nâng cao ý thức quyền làm chủ của nhân dân.

trong-cay.jpg
Trồng cây xanh tại các tuyến đường

Đi đôi với đó là nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật được các thôn, khu phố thực hiện tốt, góp phần làm giảm tai nạn giao thông, giảm tội phạm, giảm các tệ nạn xã hội. Nhiều điển hình tiên tiến đã được Đảng, Nhà nước và các cấp, ngành vinh danh vì có những đóng góp thiết thực đối với xã hội, làm sâu sắc thêm giá trị và bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng được duy trì và phát triển sôi nổi. Công tác quản lý tổ chức lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều lễ hội dân gian được khôi phục, bảo tồn. Nhiều sở, ban, ngành còn xây dựng mô hình điểm liên quan đến ngành quản lý, nhằm tuyên truyền, định hướng trong nhân dân nếp nghĩ, nếp sống văn hóa trong từng cá nhân, gia đình, từng khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… Chính những điều đó làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống, nâng cao nhận thức, nói không với các sản phẩm văn hóa độc hại.

Năm 2023, qua bình xét, toàn tỉnh có 304.047 hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, đạt tỷ lệ 94,78% so tổng số hộ đăng ký, tăng 6.234 hộ so năm 2022.

THÙY LINH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Tiếp thu cái mới trong đời sống văn hóa
Bây giờ đã cuối tháng 11, tức là qua lễ hội Halloween (31/10) gần một tháng nhưng mỗi khi chúng tôi có hẹn cà phê, thì chị khước từ ngay khi chọn quán MB. Bởi cả chị và con gái 5 tuổi chưa hết ám ảnh với những hình ảnh máu me, ma quái rùng rợn được chủ quán trang trí trước lễ hội. Chị bảo mấy đêm liền con gái đều thức giấc rồi khóc ré lên. Và giờ khi màn đêm buông xuống, dù ánh đèn bật sáng khắp nhà nhưng cứ mẹ đi một bước là con bước theo sau.
Nổi bật
Về miền Tây thăm “Vườn ông Sáu Dân”
Vừa qua, trong chuyến công tác tại một số tỉnh miền Tây, ghé Vĩnh Long, chúng tôi được giới thiệu tham quan khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hay còn gọi là “Vườn ông Sáu Dân”. Với kiến trúc không gian mở, thiết kế hiện đại, ứng dụng công nghệ số, khu lưu niệm đã tạo nên nét riêng, dung hòa giữa sự trang trọng, thành kính, sâu lắng và sự thân thiện, gần gũi để từ đó truyền tải thông điệp về quê hương, gia đình, cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn, quan trọng của cố Thủ tướng Võ Văn
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển biến từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”