Theo dõi trên

“Điểm tựa” cho hộ nghèo vươn lên

04/04/2022, 04:57

Trong 2 năm qua, giữa lúc khó khăn nhất, nhiều phụ nữ nghèo ở Phú Quý đã được vay vốn để sản xuất kinh doanh từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện. Từ đó giúp họ từng bước ổn định đời sống, khá giả hơn.

“Điểm tựa” cho người nghèo

Trong quý I năm 2022, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện đang thực hiện 9 chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Cụ thể, cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay nhà ở xã hội, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay hộ nghèo về nhà ở. Theo đó, tổng nguồn vốn địa phương đã ủy thác sang NHCSXH với 2,637 tỷ đồng, đạt 1,6% tổng nguồn vốn. Góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh trên địa bàn huyện, nguồn vốn thực hiện đến ngày 31/3/2022 đạt 163,064 tỷ đồng, tăng 7,716 tỷ đồng so với nguồn vốn đầu năm 2022, tỷ lệ tăng 5%. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ Trung ương: 132,328 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 81% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động: 28,099 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn ngân sách địa phương đạt 2,637 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2% tổng nguồn vốn.

Ông Nguyễn Xúc – Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH Phú Quý cho biết: “Nhờ sự quan tâm của Hội sở NHCSXH tỉnh, lãnh đạo địa phương, nguồn vốn được bổ sung với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 8%. Qua đó, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi và kịp thời. NHCSXH cùng các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền các cấp đã thường xuyên quan tâm thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để bổ sung nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. Bên cạnh đó, Phòng Giao dịch huyện thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương nhận ủy thác, tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các giải pháp đề ra nhằm tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tổ vay vốn, nâng cao chất lượng quản lý của Hội, đoàn thể, chất lượng hoạt động giao dịch, chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn tín dụng chính sách xã hội”...

dsc00584.jpg
Chị Nguyễn Thị Hoàng với mô hình kinh doanh cải thiện đời sống

Theo Phòng Giao dịch huyện Phú Quý, có ít nhất 427 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được giải ngân với số tiền hơn 26 tỷ đồng, bình quân mỗi lượt hộ vay 61 triệu đồng trong quý I. Dư nợ thực hiện đến 31/3/2022 cho vay 9 chương trình tín dụng chính sách đạt 162,417 tỷ đồng với 2.481 hộ đang còn dư nợ, tăng 7,578 tỷ đồng so với dư nợ đầu năm 2022. Đến cuối tháng 3/2022, tổng số nợ quá hạn và nợ khoanh là 149 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,09% tổng dư nợ. Trong đó, tỷ lệ thu hồi nợ gốc đến hạn đạt từ 80% trở lên, tỷ lệ thu lãi đạt từ 99% trở lên.

Ông Nguyễn Xúc cho biết thêm: “Phòng giao dịch huyện thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội,  chính quyền địa phương nhận ủy thác, tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các giải pháp đề ra nhằm tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tổ vay vốn, nâng cao chất lượng quản lý của Hội, đoàn thể, chất lượng hoạt động giao dịch,  chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn tín dụng chính sách xã hội”...

Theo Phòng Giao dịch huyện Phú Quý, có ít nhất 427 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được giải ngân với số tiền hơn 26 tỷ đồng, bình quân mỗi lượt hộ vay 61 triệu đồng trong quý I. Dư nợ thực hiện đến 31/3/2022 cho vay 9 chương trình tín dụng chính sách đạt 162,417 tỷ đồng với 2.481 hộ đang còn dư nợ, tăng 7,578 tỷ đồng so với dư nợ đầu năm 2022. Đến cuối tháng 3/2022, tổng số nợ quá hạn và nợ khoanh là 149 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,09% tổng dư nợ. Trong đó, tỷ lệ thu hồi nợ gốc đến hạn đạt từ 80% trở lên, tỷ lệ thu lãi đạt từ 99% trở lên.

dsc00581.jpg

Cải thiện đời sống bằng đồng vốn chính sách

Chị Võ Thị Mến, thôn Quý Hải, xã Long Hải mấy năm nay đã gắn bó với nơi đây, như là cách trao gửi niềm tin của gia đình để dần ổn định cuộc sống, từng bước tháo gỡ khó khăn vươn lên khá giả. Chị Mến dùng nguồn vốn vay để chăn nuôi trong trang trại ở thôn Tân Hải. Dù điều kiện còn khó khăn, nhưng chính sự nỗ lực này đã giúp gia đình chị Mến có thu nhập, đàn heo thịt cũng dần tăng về số lượng cũng như gầy nái để có heo con nuôi tiếp. Chị Mến chia sẻ: “Lúc đầu được sự hỗ trợ vài chục triệu đồng từ sự gắn kết của tổ vay vốn phụ nữ, mấy năm qua nguồn vốn tăng dần do làm ăn có lãi, nên được phía ngân hàng tăng vốn vay, hiện nay đã được 100 triệu đồng. Hàng tháng trừ chi phí cũng có dư”.

Cũng như chị Mến, chị Nguyễn Thị Hoàng (thôn Quý Hải), xuất thân trong gia đình cũng khó khăn, nhất là khi lập gia đình riêng. Cũng nhờ Tổ vay vốn gắn kết với ngân hàng mà được hỗ trợ. Chị Hoàng bán tạp hóa, ngày càng có nhiều mặt hàng hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân nên lúc nào cũng đông đúc. Có thu nhập, làm ăn có lãi nên cửa hàng mở rộng hơn 100 mặt hàng từ mỹ phẩm đến quà lưu niệm, thậm chí những vật dụng đáp ứng nhu cầu của các bạn gái trẻ. “Hiện tại, chính nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng hỗ trợ mà tôi có công việc ổn định, để làm ăn nuôi con. Tôi cũng muốn mở rộng, nhưng hiện tại nguồn vốn chưa thể đảm bảo được nên rất mong được quan tâm hỗ trợ thêm” – chị Hoàng cho biết.

dsc00577.jpg
Với ước mơ tăng thêm vốn vay

Chia sẻ với hội viên, chị Trương Thị Bé – Tổ trưởng Tổ vay vốn Quý Hải, cho biết: “Nhiều mô hình ở đây được vay vốn phụ nữ theo diện hộ mới thoát nghèo. Nhờ sự chí thú làm ăn mà cuộc sống dần thay đổi, khấm khá hơn. Tuy nhiên, nhiều hộ hiện nay mong muốn được tăng thêm nguồn vốn để mở rộng sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh để thoát nghèo bền vững hơn”.

dsc00572.jpg
Ông Nguyễn Xúc - Trưởng phòng giao dịch NHCSXH Phú Quý người luôn sát cánh với người nghèo

Huyện Phú Quý có 6.587 hộ với dân số trên 27.000 người, trong đó chỉ có 31 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,47%; 145 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,2% tổng số hộ trên địa bàn... Hiện nay, số hộ nghèo và cận nghèo tại huyện rất ít và huyện đã rà soát, cho vay 100% số hộ đủ điều kiện vay vốn; số hộ có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh còn nhiều. Tuy nhiên, tại huyện nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ còn chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm để người dân đầu tư sản xuất kinh doanh, nguồn vốn được bổ sung từ Trung ương còn hạn chế.

dsc00574.jpg

Trong thời gian qua, cùng với nhiệm vụ cho vay vốn, nâng cao chất lượng tín dụng, NHCSXH huyện Phú Quý còn làm tốt công tác huy động tiền gửi tiết kiệm từ các tổ chức, cá nhân thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó, tạo thêm nguồn vốn bổ sung, hỗ trợ đắc lực cho các đối tượng thụ hưởng chính sách có thêm cơ hội đầu tư, mở rộng phát triển sản xuất.

Với 71 Tổ tiết kiệm và vay vốn trên khắp các thôn, xóm, trong toàn huyện có 3 điểm giao dịch tại xã. Nhờ nguồn vốn này, NHCSXH huyện cũng đã giúp cho nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách có thêm nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ đó, mục tiêu tăng trưởng huy động vốn tại chỗ hàng năm của NHCSXH huyện luôn được bảo vệ và duy trì ổn định. Không chỉ huy động sự đóng góp cộng đồng trong thực hiện chương trình giảm nghèo của địa phương mà còn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn để vươn lên thoát nghèo bền vững, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.

QUANG NHÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Bình Thuận: Xúc tiến đầu tư theo trọng tâm, trọng điểm
BTO-Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Thuận năm 2022 sẽ theo trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải .
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Điểm tựa” cho hộ nghèo vươn lên