Cây trôm chết ở Tuy Phong. Ảnh minh họa |
Còn theo Sở TNMT đã lấy 4 mẫu nước (3 mẫu nước ngầm và 1 mẫu nước mặt) của các hộ dân sinh sống tại thôn Vĩnh Phúc, Vĩnh Tân cách bãi xỉ than từ 150m- 200m để phân tích 29 chỉ tiêu môi trường theo Quy chuẩn và 10 mẫu đất của các hộ dân. Kết quả phân tích cho thấy: Có một số chỉ tiêu phân tích vượt giới hạn cho phép như mẫu nước giếng của nhà ông Trương Tấn Đức có chỉ tiêu Coliform vượt 14,3 lần, mẫu nước giếng của nhà ông Huỳnh Văn Chính vượt 1,7 lần chỉ tiêu Clorua, mẫu nước giếng nhà ông Phạm văn Tuấn cũng có chỉ tiêu Clorua vượt 1,8 lần. Kết quả mẫu nước trong hồ chứa của nhà bà Trương Thị Thanh Tuyền về chất lượng nước mặt có chỉ tiêu Clorua vượt 1,2 lần…Nhìn chung, qua kết quả phân tích mẫu nước và mẫu đất cho thấy hàm lượng CT trong nước vượt từ 1,2 lần đến 1,8 lần và hàm lượng CL trong đất nằm trong giới hạn cho phép. Riêng hàm lượng tổng số muối tan trong đất chưa có kết quả.
Qua kiểm tra Sở NN và PTNT đề nghị Sở TNMT cần tiếp tục xác định nguồn gốc của nguồn nước xuất hiện tại khu vực trên đã gây ngập úng để có giải pháp khắc phục kịp thời. Để biết đất bị nhiễm mặn gây chết hoặc ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng tại Vĩnh Tân, Sở TNMT phân tích ion clor có trong đất để kết luận đất không bị nhiễm mặn và nằm trong giới hạn cho phép thì chưa đủ, vì đất nhiễm mặn ngoài ion clor còn do các loại muối khác gây nhiễm mặn, do vậy cần phân tích chỉ tiêu hàm lượng tổng số muối hòa tan….
Thu Thủy