Theo dõi trên

Hiện đại hóa con tàu – yêu cầu bức thiết

17/01/2022, 08:38 - Lượt đọc: 300

BX- Vươn khơi xa đánh bắt, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ… là yêu cầu bức thiết đối với ngành thủy sản Bình Thuận hiện nay. Vì vậy, hiện đại hóa con tàu, vượt lên sóng cả, đang được ngư dân tập trung thực hiện.

tau-1-.jpg
Tàu anh Lắm vươn khơi ở vùng biển Trường Sa.

Con tàu BTH 97128 TS dài 24m, ngang 3,5m của anh Trần Ngọc Thanh ở phường Phước Hội (thị xã La Gi) chầm chậm quay đầu rời cảng. Chủ thuyền nói trong tiếng gió át tiếng sóng: “Qua vụ cá bấc rồi cô ơi! Vụ này không mưa bão thì gió giật, chỉ thuyền to mới ra khơi được”.

Hơn 30 năm bám biển, anh Thanh thấm thía nỗi gian khó của nghề “hồn treo cột buồm”. Đó là vượt lên sóng gió, giá rét, đánh cho được con cá, con mực. Những năm trước, ngư trường dồi dào nguồn lợi thủy sản, nghề biển thu nhập khá. Hiện nay, nguồn lợi thủy sản suy giảm, tàu thuyền lại đông… nên sản lượng đánh bắt của từng con tàu đều giảm, chưa kể chi phí cao, thời gian đánh bắt kéo dài hơn. Nhiều ngư dân tính chuyện vươn ra xa bờ, đồng thời bảo vệ chủ quyền lãnh hải là thế. Muốn vậy, tàu thuyền phải có công suất máy lớn, thiết bị hỗ trợ đánh bắt hiện đại, có thể khai thác hải sản ở mực nước sâu. Năm 2016, anh Thanh đầu tư hơn 3 tỷ đồng đóng vỏ tàu mới, thay máy công suất lớn… Phần thiết bị phụ trợ, ngoài máy giám sát hành trình, anh còn trang bị thêm thiết bị phục vụ đánh bắt hiện đại như nói trên, với giá trị lên đến vài trăm triệu đồng.

Còn anh Ngô Văn Lắm (xã Long Hải, huyện Phú Quý) là ngư dân giỏi nhiều năm, cũng là một trường hợp đầu tư lớn cho con tàu. Tàu cá anh Lắm đánh bắt vùng biển Trường Sa. 27 lao động biển đi trên tàu của anh, mỗi năm thu nhập khoảng 100 triệu đồng/người, gia đình anh Lắm, sau khi trừ chi phí, thu nhập chừng 700 – 800 triệu đồng/năm. Trước đây, khi còn tàu gỗ công suất nhỏ, vụ bấc thường nằm bờ. Từ khi đóng tàu công suất lên đến 822 Cv, chiều dài 26,5m vào năm 2019, việc ra khơi của tàu trở nên thường xuyên. Anh Lắm nói: “Tháng 11 âm lịch, tàu tôi ra khơi, đánh cho tới cận tết mới vô”.

Thời gian qua, nhờ sự tập trung đầu tư tàu công suất lớn, trang thiết bị hiện đại, bảo đảm đánh bắt xa bờ. Toàn tỉnh hiện có 36 chiếc tàu trên 24m và gần 2.000 chiếc tàu từ 15 – dưới 24 m trong tổng số 12.762 tàu cá các loại (tổng công suất hoạt động 1,01 triệu Kw với 46.822 lao động biển). Số tàu khai thác xa bờ của tỉnh ngày càng tăng về số lượng, về trang thiết bị hiện đại, tàu công suất nhỏ giảm mạnh từng năm cho thấy ngành thủy sản Bình Thuận đã có sự trưởng thành về năng lực đánh bắt, đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm nội tỉnh và cơ cấu giá trị xuất khẩu của tỉnh hàng năm.

THANH DUYÊN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Tuy Phong: Tàu cá khai thác hải sản thích ứng an toàn với dịch Covid - 19
BTO- UBND huyện Tuy Phong vừa có Văn bản 3632 triển khai một số nhiệm vụ áp dụng thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động tàu cá, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tàu cá, ngư dân khai thác hải sản.
Nổi bật
Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024): Từ đội tàu hùng hậu hướng đến chế biến sâu
Bình Thuận là một trong những “vựa cá” lớn của nước ta. Phát triển toàn diện ngành thủy sản theo hướng bền vững là cách mà Bình Thuận tiếp tục chọn lựa để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển, ngành Thủy sản Bình Thuận đã trải qua không ít khó khăn, thách thức, từng bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiện đại hóa con tàu – yêu cầu bức thiết