Theo dõi trên

Hội thảo nghiên cứu cơ cấu nguồn điện cho đảo nhỏ - tình huống đảo Phú Quý

05/07/2023, 16:41

Chiều 5/7, Hội thảo “Báo cáo nghiên cứu cơ cấu nguồn điện cho đảo nhỏ - Tình huống đảo Phú Quý” tại Thành phố Phan Thiết do Trường Fulbright tổ chức. Tham dự hội thảo có đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và công nghệ, Đại học Phan Thiết và cựu học viên Đại học Fulbright Việt Nam.

dsc03808.jpg
TS. Lê Việt Phú, Giảng viên cao cấp, Trường Chính sách Công và
Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam

Tại hội thảo, TS. Nguyễn Đức Tuyên - Giám đốc, CTĐT Hệ thống điện và năng lượng tái tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội giới thiệu khái quát lý thuyết và ứng dụng của lưới điện siêu nhỏ. Đồng thời, báo cáo phân tích tiềm năng, đánh giá khả năng vận hành giảm phát thải khí nhà kính của các nguồn năng lượng tái tạo trên địa bàn huyện đảo Phú Quý. Cụ thể, đánh giá tổng quan hiện trạng hệ thống điện huyện đảo Phú Quý; đánh giá tiềm năng năng lượng sơ cấp của gió và mặt trời trên huyện đảo Phú Quý; đánh giá khả năng đáp ứng của huyện đảo với việc thâm nhập các nguồn năng lượng gió và mặt trời; dự báo nhu cầu điện năng của huyện đảo đến năm 2050; thực hiện bài toán cân bằng cung cầu trong hai kịch bản phát triển năng lượng tái tạo; đánh giá khả năng giảm phát thải khí nhà kính trong các kịch bản phát triển năng lượng tái tạo và tối ưu hóa vận hành kết hợp nguồn điện diesel và điện gió.

dsc03821.jpg
TS. Nguyễn Đức Tuyên - Giám đốc, CTĐT Hệ thống điện và năng lượng tái tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội
dsc03809.jpg
Các chuyên gia tham dự hội thảo

Đây cũng là dự án do Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam nghiên cứu về Phát triển năng lượng bền vững với mục tiêu nâng cao tiếp cận chính sách và thúc đẩy truyền thông trong những lĩnh vực quan trọng như sử dụng năng lượng hiệu quả, định giá năng lượng, thiết kế thị trường điện, tích hợp năng lượng tái tạo, đánh giá tác động môi trường, thị trường carbon và kinh doanh khí thải.

dsc03828.jpg
dsc03812.jpg

Thông qua đó, cho thấy đảo Phú Quý hoàn toàn có thể tự chủ về năng lượng với mô hình lưới điện độc lập. Các chuyên gia đã đưa ra một số kết luận: Việc xây dựng phương pháp lên lịch phối hợp vận hành trên huyện đảo Phú Quý là vô cùng cần thiết. Theo phương thức vận hành đề xuất, so với thực tế của năm 2022, sản lượng nguồn điện gió tăng 152.53%, khiến cho điện gió chiếm được lên đến 42.6% sản lượng điện của toàn đảo trong 1 năm; chi phí phát diesel, cũng như lượng khí thải CO2 giảm tương ứng với lượng giảm của diesel 29.16%. Chỉ cần vận hành được như phương pháp đã đề ra thì đã có thể tiết kiệm được 20.2 tỷ đồng cho việc phát điện. Điều này hoàn toàn khả thi trong thực tế khi bộ dữ liệu của NREL về tốc độ gió là khá sát với thực tế. Cơ cấu nguồn công suất đặt của năng lượng tái tạo cao là khả thi với tiềm năng phát triển của năng lượng tái tạo và phụ tải tầm nhìn đến 2050: tính đến thời điểm năm 2050, công suất đặt của hệ thống pin mặt trời sẽ là 84.31 MWp, trong khi công suất tiềm năng của đảo trong kịch bản thấp nhất là 142.22 MWp (với 125.94 MWp trang trại điện mặt trời và 17.28 MWp điện mặt trời áp mái). Vì thế, sử dụng hệ thống tích trữ năng lượng sẽ giúp tránh việc lãng phí nguồn năng lượng tái tạo và tăng chất lượng điện năng. Việc sử dụng BESS theo tính toán giúp tỷ lệ cắt giảm nguồn năng lượng tái tạo xuống, từ hơn 40% xuống dưới 20%. Ngoài ra tỷ lệ phụ tải bị sa thải giảm còn khoảng 10-13% ở cả 2 kịch bản, thấp hơn so với khi không có là khoảng 15-20% ở kịch bản cơ sở và 20-27% ở kịch bản xanh.

QUANG NHÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Sở VHTTDL Bình Thuận và Tuyên Quang ký kết chương trình hợp tác
Trong khuôn khổ chương trình làm việc tại tỉnh Tuyên Quang của đoàn công tác tỉnh Bình Thuận do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh làm trưởng đoàn; 2 tỉnh Bình Thuận và Tuyên Quang đã ký kết chương trình hợp tác giữa 2 Sở VHTTDL trên các lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội thảo nghiên cứu cơ cấu nguồn điện cho đảo nhỏ - tình huống đảo Phú Quý