Theo dõi trên

Mì ăn liền Việt Nam được nới lỏng quy định xuất khẩu sang EU

16/06/2023, 14:53

Từ ngày 27/6, mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ cho biết, ngày 7/6, EU đã đăng công báo Quy định 2023/1110 ký ngày 6/6/2023 sửa đổi Quy định 2019/1973 về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU. Theo đó, EU đã chính thức đưa các loại mỳ ăn liền của Việt Nam từ Phụ lục II (kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm và kiểm soát tại cửa khẩu) sang phụ lục I với tần suất kiểm tra tại biên giới là 20%.

Quy định trên có hiệu lực 20 ngày sau ngày đăng công báo. Như vậy, kể từ ngày 27/6/2023, các mặt hàng mỳ ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Cũng tại Quy định này, ớt chuông từ Việt Nam vẫn nằm trong phụ lục I với tần suất kiểm tra 50% tại cửa khẩu; Đậu bắp và thanh long vẫn nằm trong phụ lục II với tần suất kiểm tra tương ứng là 50% và 20%. Điều này có nghĩa là các mặt hàng nông nghiệp không có thay đổi so với quy định của 6 tháng trước.

mi-an-lien-1141-2313_246af.jpg

Các DN xuất khẩu mỳ ăn liền của Việt Nam phải liên tục kiểm soát tốt an toàn thực phẩm.

EU thông qua quy định kiểm soát khẩn cấp đối với các loại bún, miến mỳ của Việt Nam (hiệu lực từ ngày 1/1/2022), sau 6 tháng, Việt Nam đã thuyết phục thành công để EU đưa bún miến, các sản phẩm từ gạo ra khỏi danh mục quản lý an toàn thực phẩm. 18 tháng sau, Việt Nam cũng thuyết phục thành công đưa mỳ ăn liền từ phụ lục II (kiểm soát theo chứng thư và tại cửa khẩu) sang phụ lục I (kiểm soát tại cửa khẩu). Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn và kịp thời của Bộ Công Thương trong công tác kiểm soát an toàn thực phẩm cũng như tích cực hỗ trợ giải quyết khó khăn cho DN.

“Việc EU vẫn duy trì kiểm soát tại cửa khẩu với tần suất 20%, đòi hỏi Việt Nam luôn phải duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mỳ ăn liền. Nếu trong 6 tháng cuối năm 2023, mỳ ăn liền của Việt Nam xuất khẩu vào EU có nhiều vụ vi phạm quy định an toàn thực phẩm, lộ trình tiếp theo của EU sẽ là tăng giám sát lên mức 50% tại cửa khẩu và sau đó là đưa quay lại phụ lục II. Nếu mỳ ăn liền của Việt Nam bị đưa lại về phụ lục II (như trường hợp của Thanh Long), quá trình thuyết phục EU đưa lại phụ lục I là khó khăn hơn rất nhiều”, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bỉ khuyến cáo.

Dịp này, Cơ quan thương vụ cũng đề nghị các DN xuất khẩu mỳ ăn liền của Việt Nam phải liên tục kiểm soát tốt an toàn thực phẩm, và kể cả xem xét áp dụng các biện pháp tự nguyện như tự xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm uy tín đối với các lô hàng mỳ ăn liền xuất khẩu vào EU.

H LAN (TỔNG HỢP)


(0) Bình luận
Bài liên quan
Khơi thông động lực cải cách gỡ khó cho doanh nghiệp
Trước nhiều khó khăn đang hiện hữu đối với nhiều doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế cho rằng, thúc đẩy cải cách môi trường kinh doanh sẽ là động lực để khơi thông điểm nghẽn của doanh nghiệp.
Nổi bật
Cử tri thị trấn Thuận Nam kiến nghị đầu tư thêm hệ thống nước sinh hoạt
BTO-Trong khuôn khổ Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận tiếp xúc cử tri tại huyện Hàm Thuận Nam, chiều nay 6/5, ông Nguyễn Hữu Thông, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri thị trấn Thuận Nam, thông báo chương trình nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở (Nông nghiệp & PTNT, Giao thông Vận tải, Lao động Thương binh & Xã hội), lãnh đạo UBND huyện Hàm Thuận Nam và thị trấn Thuận Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mì ăn liền Việt Nam được nới lỏng quy định xuất khẩu sang EU