Theo dõi trên

Phan Thiết: “Xoay trục” chính sách dân số

03/07/2017, 08:56

BT- Để duy trì vững chắc xu thế giảm sinh hàng năm, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, từng bước nâng cao chất lượng dân số (DS), từ nay đến năm 2020, TP Phan Thiết chuyển trọng tâm chính sách DS từ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) sang DS & phát triển.

Sau 5 năm thực hiện truyền thông chuyển đổi hành vi về DS và Phát triển (giai đoạn 2011-2015), công tác DS-KHHGĐ của TP Phan Thiết đạt những kết quả quan trọng. Mức sinh giảm rõ rệt hàng năm, số con bình quân của mỗi phụ nữ từ 2 con năm 2010 giảm xuống còn 1,3 con vào cuối năm 2015; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,05% năm 2010 giảm xuống còn 0,9% vào cuối năm 2015; tỷ suất sinh từ 14,1%o năm 2010 giảm xuống còn 13%o vào cuối năm 2015; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên từ 9,0% năm 2010 giảm xuống còn 7,7% vào cuối năm 2015; tỷ số giới tính khi sinh khống chế ở mức dưới 113. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác truyền thông chuyển đổi hành vi về DS và Phát triển đang đứng trước những vấn đề mới đặt ra với nhiều khó khăn thách thức. Đơn cử, quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao, mức sinh biến động khó lường, mất cân bằng giới  tính  khi  sinh có xu hướng ngày càng tăng. Không chỉ vậy, bệnh lây truyền qua đường tình dục chưa được kiểm soát, tình trạng phá thai và vô sinh còn nhiều. Nhận thức, sự hiểu biết của các nhóm đối tượng còn ở mức trung bình. Thái độ và sự chuyển đổi hành vi của cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên và vị thành niên đối với các vấn đề trọng tâm về dân số và phát triển còn ở mức độ giới hạn…

Do đó để duy trì vững chắc xu thế giảm sinh hàng năm, từng bước nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, từ nay đến năm 2020, Phan Thiết phấn đấu toàn thành phố có 75% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có kiến thức về lợi ích của sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh và 65% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đồng ý tham gia sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh nếu mang thai, sinh đẻ; 90% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có đầy đủ kiến thức, nhận thức về hành vi vi phạm pháp luật về  lựa chọn giới tính thai nhi và 70% nam giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đồng ý không lựa chọn giới tính thai nhi; 95% cặp vợ chồng, phụ nữ, nam giới có đầy đủ kiến thức về chính sách mỗi cặp vợ chồng có đủ 2 con để duy trì mức sinh thấp hợp lý… Để đạt được mục tiêu đó, Phan Thiết sẽ kết hợp truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới Dân số - KHHGĐ làm lực lượng nòng cốt. Nhân rộng một số thôn, khu phố không có người sinh con thứ 3 trở lên, mô hình lồng ghép truyền thông DS, SKSS/KHHGĐ với hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể, thanh niên, phụ nữ, nông dân. Song song đó, đẩy mạnh chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ SSKSS/KHHGĐ tại các vùng khó khăn, vùng ven biển. Đồng thời, đưa nội dung DS - KHHGĐ vào chương trình giảng dạy của các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đang theo học tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố…

K.ANH



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Cử tri xã Phan Điền:
Kiến nghị các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số
BTO-Chiều 23/12, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận ông Lê Quang Huy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; ông Nguyễn Hữu Thông, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Phan Điền (Bắc Bình), thông báo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, lãnh đạo huyện Bắc Bình và xã Phan Điền.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phan Thiết: “Xoay trục” chính sách dân số