SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG

Khai mạc Tuần lễ Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận tại TP. Hồ Chí Minh
6 tháng trước Kinh tế
BTO-Hôm nay 22/4, Tuần lễ Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Showroom Xuất khẩu - đường Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  • Sản phẩm đặc trưng Bình Thuận: Cơ hội thu hút đầu tư
    một năm trước Kinh tế
    Hai sản phẩm chủ lực Bình Thuận thanh long, nước mắm truyền thống Phan Thiết được Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại thuộc Sở Công Thương giới thiệu, quảng bá tại hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan” lần thứ nhất do UBND Quảng Trị phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức tại thành phố Đông Hà, vào đầu tháng 8 này đã được nhiều đại biểu trong, ngoài nước tìm hiểu, thích thú.
  • Nhiều sản phẩm đặc trưng Bình Thuận được trưng bày tại hội nghị "Gặp gỡ Thái Lan"
    một năm trước Kinh tế
    BTO- Trong khuôn khổ hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan” diễn ra vào ngày 3- 4/8/2023 tại thành phố Đông Hà, do Bộ Ngoại giao phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức, các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Thuận đã được trưng bày .
  • Tuy Phong: Triển lãm, trưng bày nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương
    một năm trước Kinh tế
    BTO-Trong 2 ngày (1- 2/6), UBND huyện Tuy Phong tổ chức triển lãm trưng bày nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương ,những thành tựu kinh tế - xã hội của huyện trong 40 năm xây dựng và phát triển, nhân kỷ niệm 40 năm tái lập huyện (1/6/1983 – 1/6/2023).
  • Tuy Phong: Độc đáo gian hàng trưng bày sản  phẩm khởi nghiệp của thanh niên
    một năm trước Giáo dục - Thanh niên
    BTO-Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 40 năm tái lập huyện Tuy Phong (1/6/1983 - 1/6/2023), sáng 1/6/2023, tại Hội trường BCH Quân sự huyện, UBND huyện đã tổ chức trưng bày gian hàng các sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên, thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đoàn viên, thanh niên và người dân.
  • Kết nối giao thương thị trường quốc tế: Cơ hội quảng bá sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của Bình Thuận
    một năm trước Kinh tế
    Sắp tới đây, nhiều sự kiện hướng đến kết nối giao thương thị trường quốc tế sẽ được tổ chức trong lẫn ngoài nước. Và đó cũng là cơ hội để doanh nghiệp địa phương tham gia nhằm tăng cường quảng bá sản phẩm đặc trưng của Bình Thuận…
  • Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc trưng?
    một năm trước Kinh tế
    LTS: Việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm đặc trưng, OCOP của tỉnh đang là vấn đề được các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) sản xuất quan tâm. Để làm được điều này cùng sự nỗ lực của doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ từ tỉnh, các ngành liên quan.
  • Tiếp tục triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm đặc trưng
    2 năm trước Kinh tế
    BT0 - Toàn tỉnh hiện có 70 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bình Thuận) và 10 huyện, thị xã, thành phố đều có sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP của tỉnh là những sản phẩm đặc sắc gắn với nền nông nghiệp phong phú đa dạng từ miền núi đến vùng biển, hải đảo.
  • Vùng đất đa dạng sản phẩm đặc trưng
    2 năm trước Kinh tế
    BT- Thông qua chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện miền núi Ðức Linh bước đầu khẳng định thương hiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng địa phương. 
  • Kết nối thị trường cho sản phẩm đặc trưng 
    3 năm trước Kinh tế
    BT - Hội nghị kết nối thị trường sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm đặc trưng vừa được Sở Công Thương 2 tỉnh Bình Thuận và Trà Vinh phối hợp tổ chức với kỳ vọng mở thêm kênh tiêu thụ hướng đến người tiêu dùng nội địa…
  • Nâng tầm sản phẩm đặc trưng
    4 năm trước Kinh tế
    BT- TP. Phan Thiết tích cực triển khai “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế nâng tầm sản phẩm địa phương, mở đường định hướng, tăng lợi thế cạnh tranh các sản phẩm ra các thị trường…
  • Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể cho 6 sản phẩm đặc trưng
    5 năm trước Kinh tế
    BT- 6 sản phẩm đặc trưng của các địa phương đã được Sở Khoa học & Công nghệ hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể lên Cục Sở hữu trí tuệ. Bao gồm: “Quýt đường Tân Phúc - Hàm Tân” của Hội Nông dân xã Tân Phúc, “Nhãn xuồng cơm vàng Thắng  Hải”- Hội Nông dân xã Thắng Hải, Hàm Tân; “Rau Trà Tân- Đức Linh” của UBND huyện Đức Linh; “HTX thanh long sạch - Hoa Le dragon fruit cooperative - Hòa Lệ” của HTX thanh long sạch Hòa Lệ; “THUẬN TIẾN, hình” của HTX thanh long Thuận Tiến; “Hình” của HTX dịch vụ sản xuất thanh long Hàm Minh 30. Cùng đó, Cục Sở hữu trí tuệ đã chọn “Thanh long Bình Thuận” là một trong ba sản phẩm trong nước cùng vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang và café Buôn Ma Thuột đăng ký chỉ dẫn địa lý sang Nhật Bản. Trước đó, giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” được cấp cho sản phẩm mước mắm Công ty TNHH Cá Đen, DNTN thực phẩm Đông Nam trên địa bàn tỉnh.
  • Đức Linh: kiên kết tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng
    6 năm trước Kinh tế
    BTO - Với tiềm năng của địa phương, Đức Linh đã quy hoạch vùng lúa, nếp chất lượng cao ở các xã Sùng Nhơn, Mê Pu, Nam Chính, Võ Xu, Vũ Hòa, Đa Kai, Đức Chính với diện tích 3000 ha; vùng trồng cây cao su 13.357 ha, điều 10.470 ha điều, tiêu 1.500 ha, cà phê 413 ha, cây ăn quả 1.535 ha… gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Điển hình, liên kết sản xuất nếp chất lượng cao với HTX Dịch vụ Công Thành (Đức Chính) 1.000 ha; doanh nghiệp Đại Nhật Phát đầu tư mô hình cánh đồng lớn ở xã Nam Chính 400 ha… Các mô hình liên kết trong vùng quy hoạch bước đầu tạo được chuỗi sản xuất trong nông nghiệp, đem lại hiệu quả cao hơn, giảm chi phí đầu tư. Ngoài ra, nhiều hộ ở các xã Sùng Nhơn, Mê Pu, Đa Kai, Võ Xu… còn đem lại nguồn thu khá khi trồng sen, trồng cây ăn trái đặc sản, chế tác hàng thủ công mỹ nghệ…, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình. BTO xin giới thiệu vài hình ảnh sản phẩm đặc trưng huyện miền núi Đức Linh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO