Theo dõi trên

Sớm đưa nhà máy xử lý rác vào hoạt động để hạn chế ô nhiễm

09/01/2018, 09:23

BT- Nhà máy xử lý rác Phan Thiết nằm ở địa bàn xã Tiến Thành (Phan Thiết) và xã Hàm Mỹ (Hàm Thuận Nam) do Công ty TNHH Nhật Hoàng làm chủ đầu tư với quy mô diện tích nhà máy 10,02 ha; có tổng số vốn đầu tư 495,54 tỷ đồng. Sau một thời gian triển khai thực hiện dự án, đến nay công ty đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thủ tục giao thuê đất, nộp tiền sử dụng đất; hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã được Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt; lập và phê duyệt báo cáo PCCC. Ngoài ra, Công ty TNHH Nhật Hoàng cũng đã hoàn thành công tác thăm dò khảo sát địa chất hồ sơ khai thác nước ngầm. Hiện nay, Công ty Nhật Hoàng đang trình thiết kế cơ sở để Sở Xây dựng phê duyệt (theo ủy quyền của Bộ Xây dựng), sau khi phê duyệt thiết kế cơ sở, chủ đầu tư xin cấp phép xây dựng nhà máy để triển khai đồng bộ các hạng mục xây dựng. Theo đó, sẽ ưu tiên xây dựng trước...

Rác thải ở thành phố Phan Thiết luôn trong tình trạng quá tải, vận chuyển không kịp.

Tuy nhiên, hiện nay khu vực bãi rác nằm trên địa bàn thôn Phú Khánh, xã Hàm Mỹ (giáp với Phan Thiết) quá tải, bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của nhân dân khu vực này. Người dân kiến nghị tỉnh và thành phố Phan Thiết cần chỉ đạo Công ty TNHH Nhật Hoàng đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy để đưa vào khai thác sớm hơn nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm của bãi rác như hiện nay. Từ những kiến nghị của dân nói trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với các sở ngành liên quan tập trung theo dõi giúp công ty tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, đôn đốc Công ty TNHH Nhật Hoàng đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà máy để sớm đưa nhà máy vào hoạt động, nhằm giải quyết tình trạng bãi rác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người dân khu vực xung quanh nhà máy.

HỒ NHẬT



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sớm đưa nhà máy xử lý rác vào hoạt động để hạn chế ô nhiễm