Theo dõi trên

Hiệu quả từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân

29/10/2024, 15:09

Từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp đã giúp nhiều hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh được vay vốn với lãi suất ưu đãi để xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, đa dạng ngành nghề và các hình thức kinh tế tập thể, có những đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Để phát huy hiệu quả các nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND), thời gian qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động, giúp cán bộ, hội viên và nhân dân trên địa bàn hiểu rõ hơn mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển quỹ hỗ trợ nông dân. Đồng thời, trong quá trình bình xét cho vay, Hội Nông dân tiến hành khảo sát các hộ có nhu cầu tham gia vay vốn, trong đó ưu tiên lựa chọn các hộ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng nguồn vốn, có nhân lực và các điều kiện khác để phát huy nguồn vốn. Tính đến nay tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh đã đạt được (4 cấp) trên 53,4 tỷ đồng. Qua đó đã cho vay trong kỳ 106 dự án với gần 17,4 tỷ đồng/671 hộ vay, thu nợ trong kỳ 70 dự án với trên 6,3 tỷ đồng/392 hộ vay; dư nợ cuối kỳ 359 dự án với gần 49 tỷ đồng/2.149 hộ vay.

san-xuat-lua-huu-xa-dong-kho-tanh-linh-.jpg
Dự án hỗ trợ nông dân trồng lúa hữu cơ ở xã Đồng Kho (Tánh Linh).

Từ nguồn vốn vay, nhiều gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn đã xây dựng được các mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững, vươn lên ổn định cuộc sống. Hộ vay sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả, các hộ vay đều có khả năng trả vốn, trả phí đầy đủ. Đồng thời duy trì và nhân rộng được những mô hình có hiệu quả kinh tế cao, tạo được mối liên kết giữa các hộ vay vốn trong sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương. Một số dự án đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Dự án “Chăn nuôi bò sinh sản” ở xã Hàm Đức, Hàm Liêm, Thuận Hòa; Dự án “Trồng và chăm sóc cây thanh long” ở Ma Lâm, “Sản xuất rau an toàn” ở Hàm Đức và thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc; dự án“Đầu tư chăm sóc cây Sầu Riêng” ở Đa Mi; dự án Chăm sóc cây táo sản phẩm OCCOP” xã Phong Phú, dự án “Chăm sóc cây nho sản phẩm OCCOP” xã Phước Thể, huyện Tuy Phong; dự án “Trồng bắp sinh khối” ở xã Tân Hà, huyện Đức Linh.

Bên cạnh đó, thực hiện chương trình phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, các cấp hội trong toàn tỉnh đang quản lý 646 tổ tiết kiệm và vay vốn, với tổng dư nợ trên 1.300 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cho hội viên vay vốn với tổng dư nợ cho vay qua Tổ vay vốn do Hội Nông dân quản lý trên 2.925 tỷ đồng cho 929 Tổ vay vốn/23.426 thành viên. Điển hình như hộ ông Phạm Văn Ân (thôn Phú Sơn, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) được Hội Nông dân tín chấp vay Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT 200 triệu đồng, đầu tư chăm sóc 2.000 trụ cây thanh long. Qua nhiều năm hộ ông Ân đã sử dụng đồng vốn có hiệu quả, tổng doanh thu hàng năm trên 800 triệu đồng, đã trả được gốc, lãi cho Ngân hàng, hiện tại là hộ khá của xã và đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện.

nuoi-ca-chinh-nuoc-ngot-hoi-nd-xa-gia-an-tanh-linh-.jpg
Dự án Nuôi cá chình nước ngọt của Hội Nông dân xã Gia An (Tánh Linh),

Có thể thấy, hiệu quả của nguồn vốn Quỹ HTND, cũng như từ các Tổ tiết kiệm và vay vốn, Tổ vay vốn đã và đang trở thành điểm tựa giúp hội viên nông dân trên địa bàn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Thời gian tới, Hội Nông dân các cấp sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Quỹ HTND; xác định đúng đối tượng được hỗ trợ và xây dựng dự án mới, phù hợp tình hình thực tế địa phương. Song song, phối hợp với các ngân hàng cùng cấp mở lớp tập huấn nghiệp vụ Quỹ HTND, nghiệp vụ ủy thác với các ngân hàng. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành liên quan lồng ghép các hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, đào tạo nghề, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh điển hình... nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

.

NGỌC HÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Hàm Thuận Bắc: Nhiều mô hình kinh tế tập thể được nhân rộng
Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Hàm Thuận Bắc đã triển khai nhiều hình thức, cách làm sáng tạo, linh hoạt để khuyến khích nông dân chủ động liên kết thành các mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác gắn với mô hình chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp… Qua đó, nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, mang lại thay đổi tích cực, góp phần nâng cao đời sống nông dân, nông thôn.
Nổi bật
Du lịch nông thôn "lên ngôi"
Thứ 7 hôm rồi, tôi về biển Cam Bình (xã Tân Phước, thị xã La Gi) theo lời mời của vợ chồng Ánh Châu. Đây không phải là lần đầu tôi đến La Gi cũng như bãi biển Cam Bình nhưng đã hơn 5 năm nay, tôi mới có dịp trở lại do một phần vướng dịch Covid-19, một phần chưa có công việc liên quan. Biển Cam Bình nay khác xa với những năm trước bởi cảnh du khách dập dìu ăn uống, tắm biển.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiệu quả từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân