Theo dõi trên

Hỗ trợ ngư dân bám biển sản xuất

18/03/2022, 05:54

Từ sau tết, giá dầu liên tục tăng cao ảnh hưởng lớn tới hoạt động khai thác hải sản của ngư dân cả nước. Hàng loạt tàu cá của ngư dân Bình Thuận cũng phải nằm bờ, không dám vươn khơi, lao động thất nghiệp.

Trong khó khăn ấy, ở thị xã La Gi, một trung tâm nghề cá lớn, nhiều ngư dân nhờ được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí nhiên liệu cho tàu đánh bắt xa bờ nên đã nỗ lực vượt khó bám ngư trường sản xuất. Việc thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa (theo QĐ 48 của CP) đã tiếp thêm động lực cho bà con ngư dân ta tiếp tục vươn khơi đánh bắt, vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Được biết năm ngoái La Gi đã tiến hành chi trả hỗ trợ theo QĐ 48 của Chính phủ cho 60 lượt tàu cá, với tổng số tiền hơn 7 tỷ đồng. Đầu tháng 1/2022 thị xã tiếp tục hỗ trợ cho 124 tàu cá, với số tiền hơn 23 tỷ đồng. Số tiền này hỗ trợ cho các tàu đánh bắt xa bờ, công suất 90CV và dài 15m trở lên. La Gi cũng đang củng cố các tàu dịch vụ hậu cần trên biển, giúp ngư dân tiêu thụ hải sản ngoài khơi, giảm tiêu tốn nhiên liệu.

tau-ca.jpg

  Những năm qua, cùng với khuyến khích ngư dân đầu tư đóng mới tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ, Bình Thuận đã khuyến khích phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần thu mua, sơ chế hải sản trên biển, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển dài ngày, tiết kiệm nhiên liệu... Tỉnh cũng khuyến khích bà con ngư dân hợp tác thành lập các tổ-đội đoàn kết khai thác hải sản trên biển, để hỗ trợ nhau trong khai thác, tiêu thụ và cứu nạn cứu hộ. Nhằm động viên ngư dân tham gia khai thác trên các vùng biển xa, đến cuối năm 2021 Bình Thuận đã phê duyệt 1.237 tàu cá đủ điều kiện được hỗ trợ theo QĐ 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Nhờ đó đội tàu đánh bắt xa bờ của Bình Thuận phát triển mạnh, ngư trường chủ yếu là quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1. Hiện nay toàn tỉnh có 7.545 tàu cá, trong đó tàu cá dài 15 m trở lên có 1.965 chiếc, sản lượng khai thác thủy sản bình quân trên 200.000 tấn/năm, có 187 tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển/4.305 thuyền viên, 5 nghiệp đoàn nghề cá/68 tàu, 34 HTX và 35 doanh nghiệp dịch vụ thủy sản trên biển, 167 tàu dịch vụ hậu cần xa bờ, chuyên cung cấp nước ngọt, thực phẩm, nhiên liệu và thu mua hải sản trên biển, giúp ngư dân không phải quay vào bờ bán cá, tiếp nhiên liệu, thực phẩm, mà có thể đánh bắt dài ngày trên biển, tiết kiệm chi phí.

Trước tình hình giá xăng dầu tăng 7 lần liên tiếp, để tiết kiệm chi phí Chi cục Thủy sản Bình Thuận khuyến cáo ngư dân nên hoạt động theo tổ, đội để chia sẻ ngư trường, nâng cao hiệu quả khai thác; trước khi ra khơi cần nắm rõ tình hình thời tiết, ngư trường để tổ chức đánh bắt có hiệu quả; các tàu cá phải liên kết với các tàu dịch vụ hậu cần, để tiêu thụ sản phẩm ngay trên biển; để bù vào giá nhiên liệu tăng cao, bà con ngư dân cần tăng cường khâu bảo quản sản phẩm sau khai thác, giữ chất lượng không bị hư hỏng để bán được giá cao hơn.

Đối phó với giá dầu cao ngất ngưởng, ngư dân Bình Thuận cùng với ngư dân cả nước không chỉ dựa vào hỗ trợ của Nhà nước, mà đang tìm mọi cách “tự cứu” bằng cách tiết kiệm nhiên liệu, tăng thu nhập cho chuyến biển. Suy cho cùng, chấp nhận, thích ứng và thay đổi, là quy luật tất yếu để tồn tại và phát triển.                      

KHÔI NGUYÊN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Phải bảo đảm an toàn cho du khách
Vụ tai nạn chìm cano trên biển Cửa Đại - Hội An - Quảng Nam khiến 17 người đi du lịch nhưng đã không thể trở về nhà. Vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng này đã phủ một bóng mây xám lên nỗ lực mở cửa trở lại của du lịch Hội An, ảnh hưởng nhất định tới hình ảnh của điểm đến này.
Nổi bật
Phan Thiết 10 năm xã hội hóa lĩnh vực văn hóa
Thành phố Phan Thiết sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đến nay đã có những thành quả nhất định. Có được kết quả đó một phần là nhờ sự góp sức, đồng hành từ các tổ chức, doanh nghiệp gắn kết với địa phương.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hỗ trợ ngư dân bám biển sản xuất