Theo dõi trên

Khi giao thông “mở lối”

17/01/2022, 08:31

BX - 3 năm trở lại đây nhiều tuyến đường giao thông quan trọng được khởi công, tạo hiệu ứng tích cực cho các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế rót vốn vào Bình Thuận. Năm 2022, sẽ có thêm nhiều tuyến đường được khởi công, hầu hết các tuyến đường đều có tầm quan trọng cho phát triển du lịch, công nghiệp, cây công nghiệp, lưu thông hàng hóa liên vùng, liên tỉnh…

cao-toc-1-.jpg
Thi công đường ĐT719.

Đón làn sóng đầu tư mới…

Khi 2 tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây khởi công đã tạo sự chú ý của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, vì bài toán giao thông ở Bình Thuận được kết nối liên thông với các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, hoặc xa hơn là các tỉnh miền Trung. Trước đây, các doanh nghiệp đã định hình đầu tư vào các khu – cụm công nghiệp ở một số huyện như Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Tân… Tuy nhiên, vấn đề giao thông còn hạn chế và một số vấn đề khách quan khác nên việc rót vốn đầu tư còn chậm. Đến khi sự kiện trên diễn ra thì làn sóng tái đầu tư được mở rộng và tranh thủ làm hạ tầng kịp hoàn thiện khi 2 tuyến cao tốc hoàn thành để đón đầu nhà đầu tư thứ cấp. Cụ thể như KCN Tuy Phong và 3 KCN ở Hàm Tân gồm Tân Đức, Sơn Mỹ 1, 2, chủ đầu tư đang gấp rút hoàn thiện cơ sở hạ tầng để thu hút các doanh nghiệp thuê mặt bằng mở nhà máy, công xưởng…

Bên cạnh 2 tuyến cao tốc đường bộ qua địa bàn tỉnh đang triển khai thi công, Bình Thuận đang có hệ thống giao thông đối ngoại chủ yếu dựa trên 4 tuyến quốc lộ (QL) là QL1A, QL55 và QL28, QL28B với tổng chiều dài 512,37 km, đường trục ven biển từ La Gi kéo dài đến Phan Rí Cửa (Tuy Phong). QL 1A qua địa bàn tỉnh dài 181,4 km, trong đó đoạn tuyến từ giáp ranh tỉnh Ninh Thuận đến huyện Hàm Tân được đầu tư nâng cấp, mở rộng mặt đường từ 2 làn lên 4 làn xe cơ giới, đoạn còn lại đến tỉnh Đồng Nai cải tạo mặt đường, xử lý các điểm mất an toàn giao thông. Hiệu quả mang lại rất rõ rệt, tăng khả năng lưu thông, thời gian đi lại được rút ngắn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng, đảm bảo an toàn giao thông, tạo cơ hội thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trong khi đó, QL 55, đoạn qua địa bàn tỉnh với chiều dài 145 km đưa vào khai thác 104 km đoạn tuyến từ ngã ba 46, huyện Hàm Tân đến TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Tuyến đường này đã góp phần thúc đẩy giao thông, thương mại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng. Đặc biệt tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội các xã có đồng bào dân tộc sinh sống gồm xã Đồng Kho, La Ngâu, La Dạ, Đa Mi của 2 huyện Tánh Linh và Hàm Thuận Bắc. Từ 2 tuyến cao tốc được thi công, các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế đã mạnh dạn rót vốn vào Bình Thuận trên nhiều lĩnh vực như điện năng lượng, du lịch, trồng cây công nghiệp. Nổi bật trong công nghiệp có thay đổi rõ rệt từ KCN Tuy Phong và 3 KCN ở Hàm Tân như đã nêu trên.

“Mở lối” phát triển du lịch, công nghiệp phía nam…

Cuối năm 2020, 2 tuyến đường ĐT.719 và ĐT.719B được khởi công có chiều dài khoảng 58,064 km, gồm đoạn Phan Thiết - Kê Gà ĐT.719B, chiều dài 25,606 km và đoạn Kê Gà - Tân Thiện ĐT.719, chiều dài 32,458 km. Bên cạnh, đường Hòn Lan - Tân Hải có chiều dài 10,5 km với điểm đầu từ đường Hòn Lan hiện hữu, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và điểm cuối giao đường ĐT.719 tại Km45+540, thuộc xã Tân Hải, thị xã La Gi. Đường có 2 tuyến, trong đó tuyến chính chiều dài khoảng 8,7 km có điểm đầu từ đường Hòn Lan hiện hữu, thuộc xã Tân Thành, Hàm Thuận Nam, điểm cuối giao đường ĐT.719 tại Km 45 + 540 thuộc xã Tân Hải, thị xã La Gi. Trong khi đó, tuyến Hàm Kiệm – Tiến Thành đang chuẩn bị khởi công có chiều dài khoảng 7,7 km, chiều rộng nền đường 37 m, chiều rộng mặt đường 16 m, dải phân cách giữa, lề đường mỗi bên 6 m (2 tuyến chuẩn bị thi công). Đây là 4 tuyến đường “mở lối” cho vùng đất mới là khu tam giác La Gi – Hàm Thuận Nam - Tiến Thành (TP. Phan Thiết) phát triển du lịch. Đặc biệt, khu du lịch phức hợp “ngàn tỷ” Novaworld Phan Thiết đang hoàn thiện, tạo hệ thống cho các điểm du lịch nhỏ phát triển kiểu vệ tinh nên quỹ đất 2 bên tuyến đường ĐT719, ĐT719B và Hàm Kiệm – Tiến Thành đang thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm đến.

cao-toc-2-.jpg
Thi công đường ĐT719.

Theo phê duyệt chủ trương đầu tư được HĐND tỉnh thông qua các kỳ họp mới đây, năm 2022 sẽ có hàng loạt tuyến đường được khởi công như Tân Minh – Sơn Mỹ (Hàm Tân), Sông Lũy – Phan Tiến (Bắc Bình), Mê Pu – Đa Kai (Đa Kai) và nhiều tuyến đường khác trong tỉnh... Trong đó, Sông Lũy – Phan Tiến là tuyến giao thông huyết mạch đi qua vùng trọng điểm có thế mạnh về sản xuất cây công nghiệp, chế biến của huyện Bắc Bình. Còn Mê Pu – Đa Kai là tuyến đường huyết mạch khu vực phía tây nam của tỉnh, đóng vai trò là cầu nối giao thông từ các huyện Tánh Linh, Đức Linh sang QL 20 đi Đồng Nai và Lâm Đồng cùng các tỉnh Tây Nguyên. Riêng Tân Minh – Sơn Mỹ là tuyến đường kết nối với cao tốc – QL 1 và các khu công nghiệp Sơn Mỹ…

Hầu hết các tuyến đường đang và sắp thi công đều có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển khác nhau của từng vùng, miền. Nơi thì tuyến đường giúp phát triển du lịch, nơi thì phát triển công nghiệp, vùng cây ăn trái, nơi thì giúp lưu thông hàng hóa liên vùng, liên tỉnh… Đột phá xây dựng giao thông để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng và cũng là “mở lối” nhằm tăng tốc phát triển kinh tế là chủ trương của tỉnh trong nhiều năm qua. Mục đích là phấn đấu đưa Bình Thuận trở thành tỉnh phát triển công nghiệp bền vững.

Hầu hết các tuyến đường đang và sắp thi công đều có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển khác nhau của từng vùng, miền. Nơi thì tuyến đường giúp phát triển du lịch, nơi thì phát triển công nghiệp, vùng cây ăn trái, nơi thì giúp lưu thông hàng hóa liên vùng, liên tỉnh…

TRẦN THI


(0) Bình luận
Bài liên quan
Dồn sức cho công trình cao tốc Bắc – Nam
BT- Chiều 10/1, Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận trực tuyến về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi giao thông “mở lối”