Theo dõi trên

La Gi: Quyết liệt chống khai thác IUU. Bài 2

15/03/2023, 05:23

Bài 2: Chấm dứt tàu cá khai thác bất hợp pháp vùng biển nước ngoài

Với tinh thần quyết tâm cao nhất, thị xã La Gi đã và đang huy động nguồn lực và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị để thực hiện được mục tiêu chấm dứt được tình trạng tàu cá, ngư dân La Gi vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, để gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC).

Giảm thiểu tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài

Theo đánh giá của UBND thị xã La Gi, thời gian qua, công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), đặc biệt là ngăn chặn tàu cá khai thác bất hợp pháp vùng biển nước ngoài, khắc phục các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) được thị xã thực hiện với quyết tâm cao. Trong đó, thị xã đã đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật; quản lý, kiểm soát, xử lý vi phạm. Cùng với đó, việc triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá ngư dân được thực hiện nghiêm túc, bước đầu khai thác, phát huy được cơ sở dữ liệu giám sát hành trình tàu cá phục vụ theo dõi, cảnh báo kịp thời các trường hợp tàu cá vượt ranh giới biển Việt Nam. Từ đó tạo chuyển biến quan trọng về mặt nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân.

4.jpg
Tuyên truyền văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác thuỷ sản. 

Ngoài ra, các xã, phường đã phối hợp với lực lượng chức năng lập danh sách tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài để thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức kiểm điểm trước cộng đồng dân cư. Triển khai cho 100% chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài. Đối với Đồn Biên phòng Phước Lộc đã tăng cường kiểm tra tàu cá xuất, nhập bến, theo dõi tàu cá nghi vấn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn...

Thông qua nhiều giải pháp quyết liệt đã từng bước ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân thị xã vi phạm vùng biển nước ngoài. Nếu năm 2019 thị xã có 5 tàu/32 ngư dân khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ thì đến năm 2020 không có tàu thuyền vi phạm. Tuy nhiên, năm 2021 thị xã La Gi có 2 tàu/13 ngư dân phường Phước Hội bị Malaysia bắt giữ; 11 tháng/2022 xảy ra 3 tàu/19 ngư dân phường Phước Hội, xã Tân Phước bị Malaysia bắt giữ. Đáng chú ý, các trường hợp tàu cá bị bắt năm 2022 thì có 2 tàu cá có chiều dài dưới 15 mét, không thuộc đối tượng bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và thường xuyên hoạt động, lưu trú ngoài tỉnh, ít khi về địa phương. Chính vì vậy đã gây khó khăn cho các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, giám sát hoạt động của tàu cá. Bên cạnh đó, một số lao động từng vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn tiếp tục đi biển, việc quản lý các lao động này chưa chặt chẽ nên nguy cơ tái vi phạm rất cao đã ảnh hưởng đến nỗ lực chung công tác chống khai thác IUU của thị xã.

3.jpg
Tuyên truyền chủ tàu cam kết không vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Chấm dứt tàu cá vi phạm IUU

Theo đại diện lãnh đạo thị xã La Gi, mục tiêu đặt ra với tinh thần quyết tâm cao nhất, huy động nguồn lực và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, thị xã La Gi sẽ thực hiện đạt mục tiêu chấm dứt được tình trạng tàu cá, ngư dân La Gi vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, để gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) vào cuối năm nay. Để đạt được mục tiêu trên, đại diện lãnh đạo thị xã La Gi chia sẻ, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là triển khai thực hiện quyết liệt các ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách phòng, chống khai thác IUU, nhất là chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp vùng biển nước ngoài.

Trọng tâm là đẩy mạnh và duy trì thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt đối với chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân khai thác trên các vùng biển xa, nhất là các tàu cá câu khơi thường xuyên hoạt động, lưu trú, xuất bến ngoài tỉnh. Từ đó, góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức tự giác của ngư dân trong việc chấp hành chủ trương, pháp luật của Nhà nước về chống khai thác IUU, tuyệt đối không vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản bất hợp pháp.

Đối với các lực lượng chức năng (Đồn Biên phòng Phước Lộc, Công an thị xã, Trạm Kiểm ngư khu vực La Gi) và UBND các xã, phường tăng cường làm tốt công tác nắm tình hình; rà soát các khâu yếu, chưa chặt chẽ trong quản lý nhóm tàu cá có nguy cơ cao (nghề câu khơi); lập danh sách tàu cá nằm trong diện nguy cơ cao để bố trí lực lượng từng địa bàn theo dõi từng tàu cá có nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời ngay từ đầu, không để xảy ra vi phạm.

Mặt khác, thị xã La Gi sẽ quản lý chặt chẽ tàu cá xuất bến theo quy định và yêu cầu thuyền trưởng ký cam kết không vi phạm; khẩn trương điều tra, xác minh, củng cố hồ sơ làm rõ hành vi vi phạm, xử phạt mức tối đa theo khung pháp luật quy định đối với chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản bất hợp pháp đối với các trường hợp đã phát hiện từ năm 2021 đến nay. Về phía Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại cảng cá La Gi tiếp tục tổ chức các đợt kiểm tra, kiểm soát cao điểm tại các khu vực cảng cá và cửa biển. Thông qua đó, để kiểm tra thủ tục, giấy tờ điều kiện khai thác của tàu cá; cảnh báo thuyền trưởng tàu cá thực hiện nghiêm việc khai báo khi ra vào cảng cá, ghi, nộp nhật ký khai thác, báo cáo khai thác theo quy định...

THU HÀ


(0) Bình luận
Bài liên quan
Dồn sức thực hiện các khuyến nghị của EC trong việc gỡ “thẻ vàng” IUU
Theo kế hoạch, tháng 4/2023 đoàn thanh tra EC sẽ có đợt tái kiểm tra lần 4 tại Việt Nam. Nếu không khắc phục tốt những khuyến nghị của EC, Ủy ban châu Âu buộc phải áp dụng hình thức nặng hơn đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Do đó, không riêng gì Bình Thuận, mà 28 địa phương ven biển phải dồn lực thực hiện một cách có hiệu quả khắc phục những nhược điểm khai thác vi phạm các quy định của EC, cùng nhau gỡ “thẻ vàng” IUU.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
La Gi: Quyết liệt chống khai thác IUU. Bài 2