Theo dõi trên

Quảng bá, giới thiệu giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của người Chăm

20/10/2023, 05:15

Nhằm tạo không khí vui tươi lành mạnh, quảng bá, giới thiệu giá trị và bảo tồn vốn quý văn hóa vật thể, phi vật thể của người Chăm Bình Thuận, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức các chương trình văn hóa phục vụ du khách tham quan tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm.

Sau các nghi lễ cúng vào ngày mùng 1 tháng 7 Chăm lịch, nhằm 14/10/2023 dương lịch tại Di tích tháp Po Sah Inư (phường Phú Hài, TP.Phan Thiết) và Đền thờ Pô Nit (xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình), từ sáng sớm 17/10, người dân và du khách ở trong, ngoài tỉnh đã về khá đông để đón xem, cũng như trực tiếp tham gia các hoạt động tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm. Trong đó có cuộc thi viết chữ Chăm truyền thống dành cho lứa tuổi 18 - 50; trình diễn nghề gốm, dệt và làm bánh gừng; hòa mình cùng những lời ca, điệu múa dân gian Chăm hay ngắm nhìn bộ sưu tập với chủ đề “Trang sức xưa của người Chăm và các dân tộc cùng ngữ hệ ở Tây nguyên” của nhà sưu tập Nguyễn Quốc Dũng (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Ngoài ra, Bảo tàng còn hướng dẫn đoàn du khách tham quan chiêm ngưỡng Bộ sưu tập kho mở Hoàng tộc Chăm tại xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình; tham quan đền thờ Po Anit tại xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình.

_lan7622.jpg
Lễ cúng cầu an tại tháp Pô Sah Inư
_lan0239.jpg
Múa dân gian Chăm 
_lan0421.jpg
Trưng bày triển lãm chủ đề “Trang sức xưa của người Chăm và các dân tộc cùng ngữ hệ ở Tây nguyên”
_lan0424.jpg
Trưng bày triển lãm chủ đề “Trang sức xưa của người Chăm và các dân tộc cùng ngữ hệ ở Tây nguyên”
_lan0430.jpg
Trưng bày triển lãm chủ đề “Trang sức xưa của người Chăm và các dân tộc cùng ngữ hệ ở Tây nguyên”
c0339t01.jpg
Bộ sưu tập kho mở Hoàng tộc Chăm
_lan0701.jpg
“Trang sức xưa của người Chăm và các dân tộc cùng ngữ hệ ở Tây nguyên”
_lan0688.jpg
“Trang sức xưa của người Chăm và các dân tộc cùng ngữ hệ ở Tây nguyên”

Chị Nguyễn Nhã Thanh (du khách Đà Lạt) cho biết: Tôi đã bị cuốn hút bởi đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân người Chăm qua việc trình diễn nặn bánh gừng. Giai đoạn nặn bánh thể hiện sự tỉ mỉ, khéo léo cùng tình cảm của người làm bánh. Bánh củ gừng nặn thủ công hoàn toàn, tạo hình gần giống với củ gừng ở ngoài. Nhìn những chiếc bánh nhỏ xinh, nhánh ngọn ra đều, mịn bóng, lại nhìn những nụ cười của các cô, các chị sau mỗi chiếc bánh hoàn thiện mới thấy người Chăm nâng niu những chiếc bánh cổ truyền như thế nào.

_lan0634.jpg
Bánh gừng

Lễ hội Katê của người Chăm thường diễn ra vào đầu tháng 7 Chăm lịch hàng năm (tương ứng vào tháng 10 dương lịch). Theo quan niệm của người Chăm, Lễ hội Katê hay còn gọi là Tết Cha để tưởng nhớ công đức của các vị nam Thần (dương tính). Bên cạnh Tết Cha, người Chăm còn có Tết Mẹ là Lễ hội Cambur được diễn ra vào giữa tháng 9 Chăm lịch để tưởng nhớ công ơn của các nữ Thần, đặc biệt là Tổ mẫu Po Inâ Nâgar (âm tính).

Ông Lâm Tấn Bình – nhà nghiên cứu văn hóa Chăm ở Bình Thuận cho biết: Đi đôi với việc tưởng nhớ đến cội nguồn, công đức của các vị tiền nhân, ý nghĩa trưng bày lễ vật cúng Katê tại mỗi gia đình tộc họ còn mang nội hàm thể hiện lòng chung thủy của người mẹ và tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với công ơn sinh thành dưỡng dục của người cha lúc sinh thời theo chế độ mẫu hệ và cầu mong cho nhân sinh vật thịnh.

c0082t01.jpg
Đền Pô Nit
c0321t01.jpg
Không gian trưng bày văn hóa Chăm tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bắc Bình
c0330t01.jpg
Không gian trưng bày văn hóa Chăm tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bắc Bình
c0337t01.jpg
Không gian trưng bày văn hóa Chăm tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bắc Bình
c0364t01.jpg
Không gian trưng bày văn hóa Chăm tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bắc Bình
_lan0679.jpg
Thi viết chữ Chăm
_lan0718.jpg
Biểu diễn tạo hình sản phẩm gốm Chăm truyền thống của nghệ nhân làng gốm Bình Đức 
_lan0581.jpg
Biểu diễn nghề dệt vải truyền thống của người Chăm
_lan0483.jpg
Biểu diễn nghề dệt vải truyền thống của người Chăm

Văn hóa của dân tộc Chăm là một bộ phận không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm hiện đang trưng bày hơn 1.500 hiện vật, cổ vật, chia theo các chủ đề: Sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm; các hình ảnh và cổ vật; nông cụ và ngư cụ truyền thống; hiện vật và trình diễn chế tác các sản phẩm gốm Chăm; các loại nguyên liệu, công cụ, sản phẩm dệt thủ công truyền thống và kết quả nghiên cứu sản phẩm văn hóa phi vật thể, phản ánh rõ nét đời sống tinh thần cũng như vật chất của dân tộc Chăm xưa và nay. Từ khi đi vào hoạt động vào tháng 9 năm 2010, nơi đây trở thành ngôi nhà chung để đồng bào và du khách đến nghiên cứu, giao lưu, sinh hoạt văn hóa tinh thần trong dịp lễ, tết. Trong đó, từ đầu năm đến nay trung tâm đã đón hơn 7.000 lượt khách đến tham quan.  

THÙY LINH - ẢNH NGỌC LÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Đồng bào Chăm huyện Bắc Bình vui đón Tết Katê
BTO-Katê là lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi. Katê còn mang ý nghĩa phồn thực, cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quảng bá, giới thiệu giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của người Chăm