Theo dõi trên

Xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ trong nhân dân

19/05/2022, 05:07

Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực của người dân, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phát huy sức mạnh đồng thuận

Về nhiều vùng nông thôn dễ dàng nhận thấy sự đổi thay với những ngôi nhà khang trang ẩn hiện sau những vườn cây ăn trái trĩu quả. Các tuyến đường bê tông nối liền thôn xóm. Ven đường là những hàng rào hoa chuông vàng, hoa mười giờ, sao nhái, chiều tím... đua nhau khoe sắc được vun trồng, chăm sóc từ đôi tay của người dân.

the-thao-phong-trao-ham-my-2.jpg
Phong trào thể thao ở cơ sở góp phần nâng cao sức khỏe và gắn kết tình đoàn kết trong nhân dân

Năm 2021, nhiều phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phải tạm ngưng do ảnh hưởng của dịch bệnh. Thế nhưng để thay đổi diện mạo và giữ được những nét văn hóa, truyền thống đặc trưng của từng vùng quê, ban chỉ đạo phong trào tỉnh đã bám sát nhiệm vụ được phân công, ban hành các văn bản, triển khai thực hiện. Tại cấp huyện, thị, thành phố đã đưa chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện phong trào vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tập trung chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn thực hiện các nội dung…

Với sự nhiệt tình, tâm huyết của những người làm phong trào, tranh thủ từng giờ khi dịch bệnh tạm lắng để triển khai, tổ chức các hoạt động. Trong đó, các cấp, ngành, đoàn thể và địa phương tiếp tục phát huy có hiệu quả truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp nhau phát triển kinh tế trong nhân dân. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp tích cực đổi mới nội dung phương pháp hoạt động thông qua nhiều hình thức thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh sản xuất nâng cao chất lượng hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho tầng lớp nhân dân. Các phong trào, mô hình tiếp tục được duy trì như nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, chiến dịch thanh niên tình nguyện, câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau làm kinh tế…

Tại nhiều địa phương ở Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong, Hàm Tân, ban điều hành các thôn, khu phố tăng cường tuyên truyền đến từng thành viên hộ gia đình tự giác ý thức thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Lồng ghép cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH” với “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, chăm lo hộ nghèo, hộ khó khăn, giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh trật tự trong địa bàn khu dân cư. Công tác xây dựng thiết chế văn hóa thể thao được cán bộ và nhân dân hưởng ứng tham gia với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”... Nhờ đó phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, đi đôi với việc tiếp thu có chọn lọc những xu hướng mới chất lượng...

Khắc phục “điểm nghẽn”

Nhìn một cách tổng thể, phong trào TDĐKXDĐSVH tuy đã phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu song vẫn chưa xây dựng được nhiều mô hình điểm để nhân ra diện rộng. Nhận thức về nội dung, tầm quan trọng của phong trào ở một số cấp ủy, chính quyền địa phương và một bộ phận nhân dân còn hạn chế, dẫn đến chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện. Cùng với đó, sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia hưởng ứng phong trào. Công tác kiểm tra, đôn đốc cơ sở chưa thường xuyên, liên tục…

Xác định những “điểm nghẽn” ấy, Ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh đề ra các giải pháp trong những năm tới đó là đưa mục tiêu thực hiện phong trào vào nghị quyết hàng năm của các cấp ủy Đảng, kế hoạch của chính quyền, sở, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về vai trò của văn hóa, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa gắn với phát động và tổ chức tốt các phong trào thi đua ở cơ sở. Tăng cường tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến tiêu biểu và có chính sách đào tạo, đãi ngộ đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở…

Đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có gần 300.000 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 93,96% so tổng số hộ, tăng gần 6.700 hộ so năm 2020, gia đình văn hóa tiêu biểu được bình chọn là gần 2.300 hộ. Có 72/93 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, 21/31 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị.

THỤC ANH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Giáo dục học sinh về văn hóa dân tộc
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chiến lược phát triển bền vững quốc gia. Trong đó bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất, tinh thần, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc được lưu truyền, vận hành nối liền qua nhiều thế hệ.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ trong nhân dân