Theo dõi trên

Đừng chết vì “sành” ăn!

29/05/2017, 08:54

BT - Mặc dù ngành y tế đã cảnh báo mức độ nguy hiểm các thực phẩm có chứa yếu tố độc tự nhiên như cá nóc, khoai mì cao sản, ốc biển lạ…, nhưng nhiều người dân vẫn sử dụng dẫn đến tử vong.

1. Độc tố của cá nóc không bị tiêu hủy khi nấu chín; chỉ ăn 10 g thịt cá nóc là có thể bị ngộ độc. Sau khi ăn vài giờ, người ăn sẽ nôn ói, mệt mỏi, tê môi, tê cả hai tay, trường hợp nặng gây liệt toàn thân, da tím tái… dẫn tới  tỉ lệ tử vong cao nếu không kịp thời đưa đến bệnh viện cấp cứu. Với độc tính nguy hiểm trên, người dân vùng ven biển, kể cả các thuyền viên vẫn dùng cá nóc chế biến món ăn cho bữa cơm, cuộc  nhậu bằng nhiều cách như kho, nấu cà ri, um bún tàu, phơi khô… Bởi họ cho rằng sau lớp da của cá nóc là thớ thịt trắng, ăn có vị “ngọt, thơm dai như thịt gà ta”. Nọc độc của cá nóc chủ yếu nằm ở da và nội tạng cá, nếu loại bỏ những bộ phận này thì việc ăn thịt cá nóc không có gì phải lo lắng. Nếu ngộ độc nọc cá nóc thì uống đậu xanh sống giã nhuyễn, đắp muối ngập người; thì chất độc được giải. Chính vì “sành ăn” này và tin tưởng cách giải độc dân gian trên, nhiều người tại Bình Thuận bị ngộ độc do ăn cá nóc nhưng rất may được cấp cứu kịp thời thoát “lưỡi hái thần chết”. Tuy nhiên, trong số đó có 3 trường hợp tử vong (giai đoạn 2011 - 2016). 

         
   

      

      Thu hoạch khoai mì. Ảnh    minh họa.

2. Khoai mì là cây lương thực, chia làm 2 loại. Khoai mì ta, vỏ lụa màu hồng tím chứa độc tố, dùng để chế biến món ăn. Khoai mì cao sản có vị đắng, vỏ lụa màu trắng, dùng làm nguyên liệu chế biến bột ngọt, cồn, phụ gia… Vỏ và thịt khoai đều chứa độc tố. Song cách đây vài năm, một gia đình và 3 người hàng xóm tại Hàm Tân ăn khoai mì đều có biểu hiện ói, mệt mỏi sau khi ăn và được người dân đưa đi cấp cứu. Đáng tiếc, một nạn nhân bị tử vong! Các nạn nhân khác thì thoát khỏi cơn nguy kịch. Trong trường hợp ngộ độc này, các nạn nhân ăn nhằm khoai mì cao sản.

3. Mới đây, một gia đình gồm 4 người (2 vợ chồng và 2 con) tại huyện Tuy Phong tê lưỡi, nôn ói, khó thở… và phải nhập viện sau khi ăn loại ốc lạ, không  biết tên. Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận (Bắc Bình) cứu chữa 2 vợ chồng và con gái nhỏ. Riêng đứa con lớn phải chuyển vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận trong tình trạng nặng, thở chậm, đồng tử giãn.

Theo Sở Y tế, giai đoạn 2011 - 2016, toàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ ngộ độc thực phẩm với 405 người mắc. Trong đó có 4 người tử vong do ăn các loại thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên gồm 3 người chết do ăn cá nóc và 1 người do ăn khoai mì cao sản. Riêng tháng 5/2017, có 4 người ngộ độc do ăn ốc biển lạ. Để đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn các vụ ngộ độc do độc tố tự nhiên, ngành y tế khuyến cáo các ngư dân nên loại bỏ ốc, mực màu sắc sặc sỡ (thường chứa nhiều độc tố), cá nóc ngay khi đánh bắt. Người dân không phơi khô - chế biến, không ăn, không mua bán các nóc, các loại ốc mực trên, không ăn khoai mì cao sản… Đồng thời, mỗi người dân không nên thử những thức ăn lạ.              

Trang Minh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Chủ tịch UBND tỉnh thăm thân nhân, chiến sĩ Điện Biên
BTO-Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều ngày 26/4, đồng chí Đoàn Anh Dũng – Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà chiến sĩ, thân nhân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành và huyện Hàm Thuận Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đừng chết vì “sành” ăn!