Theo dõi trên

Cái giá của chuẩn cao

19/02/2020, 08:43

BT- Cuối cùng, 7 tấn thanh long GlobalGAP của anh B. ở Lương Sơn – Bắc Bình cũng có người mua với giá 9.000 đồng/kg tại vườn vào hôm 15/2, ngang giá hoặc cao hơn chút xíu so với thanh long thường khác. Hôm 17/2, người mua cắt trái thì giá thanh long trên địa bàn Bắc Bình đã lên 14.000 đồng, anh B. cũng chỉ biết ngậm ngùi. Nghe nói, người mua sẽ xuất hàng vào thị trường Trung Quốc, qua đường biên giới tiểu ngạch, không chỉ chủ vườn mà nhiều người biết chuyện cũng phải băn khoăn. Có khi vườn đó tự quảng cáo lên thôi, chứ thanh long GlobalGAP ở đâu lại để chín một lúc 7 tấn rồi rao bán trái như thanh long thường. Bởi ở tại tỉnh hiện những vườn thanh long sản xuất theo chuẩn này chủ yếu do các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu thanh long tự trồng, thuê đơn vị có chức năng chứng nhận rồi tự bán để bảo đảm hàng đến tay đối tác ở châu Âu không gặp bất cứ sự cố nào, dù nhỏ nhất. Còn nếu mỗi nhà vườn thì liên kết với nhau như ở HTX Thanh long Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) có một số diện tích...

 Nhưng thực tế là có 7 tấn thanh long đạt chuẩn GlobalGAP chín cần người mua thật. Trước đó 10 ngày, vào ngày 5/2/2020, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng nhận và giám định IQC đã ký quyết định cấp chứng chỉ chứng nhận GlobalGAP trên 5 ha thanh long của hộ anh B. ở Lương Sơn – Bắc Bình. Chi phí mà hộ dân này trả cho chứng nhận trên là 60 triệu đồng. Tuy  nhiên, vụ trái đầu tiên trên đã gặp sự cố, và đó là điều tất yếu khi hộ dân này từng suy nghĩ cứ sản xuất trước rồi sau đó tìm thị trường sau. Nhưng thị trường thích trái thanh long chất lượng cao này không phổ biến và lại nhiều rào cản. Thành ra, trong bối cảnh tiêu thụ ngột ngạt vừa qua, thanh long chuẩn GlobalGAP ở Lương Sơn này không ai chịu mua với lý do rất ngược. Chính cái chuẩn cao ấy đã bị những công ty, doanh nghiệp xuất hàng vào thị trường thấp, dễ dãi chê không mua, vì mẫu mã không phù hợp nhu cầu thị trường ấy và còn vì không cần đến hàng có chuẩn cao như vậy.

Lúc này, cái giá của chuẩn cao mới bị phơi bày trần trụi ở tất cả các góc độ. Vì quá mới, vì làm khó, vì hàng quá sạch, vì đắt trong chứng nhận lẫn giá bán và cả vì khó tìm chỗ để bán khiến một số chủ vườn thanh long GlobalGAP sau khi hết thời hạn 1 năm không muốn tiếp tục lại. Nhưng thực tế, đâu đó cũng đã xuất hiện những người nông dân nhiệt huyết hướng đến sản xuất sạch, cho sản phẩm sạch và họ chỉ làm đến chừng ấy. Còn chuyện thị trường, họ đang rất cần ngành chức năng, hiệp hội phát hiện, gợi mở liên kết để tiếp sức. Như trường hợp của anh B. đang rất cần sự liên kết với các công ty, HTX trong tỉnh đã và đang xuất khẩu thanh long GlobalGAP quan tâm.

Bích NghỊ



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
 Cử tri xã Thuận Minh: 
Kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến chế độ người có công
BTO-Tiếp tục chương trình làm việc, chiều ngày 8/5, bà Phạm Thị Hồng Yến - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bình Thuận đã có buổi tiếp xúc với cử tri xã Thuận Minh – huyện Hàm Thuận Bắc trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri các kỳ tiếp xúc trước. Cùng dự buổi tiếp xúc còn có lãnh đạo chính quyền địa phương, đại diện các sở, ban, ngành liên quan.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cái giá của chuẩn cao