Theo dõi trên

Đặc sắc mâm cỗ ngày tết ở các nước châu Á

25/01/2016, 09:35

BT- Hầu hết các nước châu Á có phong tục đón tết cổ truyền với nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa phương Đông. Bên cạnh các lễ hội truyền thống nhiều màu sắc, khám phá nghệ thuật ẩm thực là một trong những trải nghiệm thú vị vào ngày đầu năm.

Nhật Bản

Từ cuối thế kỷ 19, đất nước Nhật bản đã dùng cách tính ngày theo dương lịch. Do vậy, ngày đầu năm (tiếng Nhật gọi là gantan) cũng trùng với ngày 1/1 theo lịch của các nước phương Tây. Mặc dù đón năm mới dương lịch, nhưng ngày tết của người Nhật vẫn mang đậm nét văn hóa với  những phong tục tập quán đặc trưng có từ xa xưa. Vào trước thời điểm giao thừa, các ngôi chùa Phật giáo đồng loạt ngân lên 108 hồi chuông. Người ta tin rằng, sau hồi chuông đó, mọi khổ đau phiền muộn của họ trong năm cũ sẽ tan biến. Khi tiếng chuông vừa dứt, cảnh vật trở nên tĩnh lặng, năm mới chính thức bắt đầu. Mâm cơm tất niên của người  Nhật,  ngoài loại thức uống đặc trưng là rượu sake, thì không thể thiếu các loại thức ăn bổ dưỡng như mì Toshikishi Soba, mì Udon, bánh Kagamimochi. Mì Soba là loại mì được làm từ bột kiều mạch và bột mì với sợi mì dai và dài. Theo quan niệm của người Nhật, thưởng thức món mì Soba vào ngày đầu năm sẽ có sức khỏe dẻo dai và trường thọ.

Ấn Độ

Ngày đầu năm (Diwali) của Ấn Độ xuất phát từ một câu chuyện cổ về chiến thắng chinh phục quỷ dữ. Câu chuyện kể rằng, hoàng tử Rama, người thừa kế ngai vàng, đã bị người mẹ kế là hoàng hậu độc ác đày vào rừng sâu suốt 14 năm. Vợ của Rama cũng bị chúa quỷ Ravan ở nước láng giềng bắt cóc. Sau khi đánh bại quỷ Ravan giải cứu được vợ, Rama đã  trở lại vương quốc của mình để giành lại ngai vàng. Để mừng chiến thắng của hoàng tử Rama, dân chúng đã mở yến tiệc và thắp đèn thâu đêm, và đó cũng là ngày Diwali hay “Lễ hội ánh sáng”  đầu tiên của đất nước Ấn Độ. Ngày nay, Tết Diwali của người Hindu (rơi vào khoảng cuối tháng 10 và đầu tháng 11 hàng năm) được tổ chức theo phong tục của từng vùng, nhưng đều có chung đặc điểm là nhiều màu sắc và tràn ngập ánh sáng. Vào những ngày này, người Ấn Độ thường ăn những thức ăn và trái cây có vị đắng với mong muốn sẽ gặp may mắn trong năm mới. Trong đó, món ăn truyền thống trong mâm cỗ đầu năm là cơm trộn thịt, sữa nóng và các loại bánh ngọt. Khi chế biến các món ăn trong những ngày tết, người Ấn Độ thường nêm gia vị nhiều gấp đôi so với ngày thường, bởi họ tin rằng nhờ vậy mà thức ăn sẽ giúp xua đuổi ma quỷ và cái ác.

Hàn Quốc

Ngày tết năm mới (còn gọi là lễ Seollal) ở Hàn Quốc cũng kéo dài 3 ngày, được coi là dịp đoàn tụ gia đình. Những người làm ăn xa thường dùng 3 ngày nghỉ này để về quê thăm cha mẹ và họ hàng, thực hiện các nghi lễ truyền thống với tổ tiên và các bậc cao niên trong gia đình. Thứ không thể thiếu trên mâm cơm ngày đầu năm ở Hàn Quốc là Tteokguk . Đây là món ăn truyền thống rất giàu dinh dưỡng của người dân xứ sở kim chi, nguyên liệu gồm bánh gạo Hàn Quốc cắt hình bầu dục nấu với thịt bò và rong biển. Ăn Tteokguk vào ngày đầu năm có ý nghĩa là “thêm một tuổi”, người Hàn Quốc cầu mong một năm mới dồi dào sức khỏe và may mắn trong công việc. Vào ngày tết, trẻ em Hàn Quốc trong trang phục truyền thống Hanbok thực hiện nhiều nghi thức cúi chào và chúc sức khỏe ông bà, cha mẹ, anh chị để được nhận những phong bao lì xì may mắn.

Trung Quốc

Ngày tết Trung Hoa cũng chính là ngày đầu tiên của tháng đầu tiên trong năm âm lịch, là dịp để các thế hệ trong gia đình sum họp và cùng nhau thưởng thức bữa cơm với nhiều món ăn truyền thống mang ý nghĩa cầu may mắn, tài lộc trong năm mới. Ấm thực của người Trung Quốc rất phong phú và đa dạng nên trong mâm cơm đầu năm của họ cũng phải có ít nhất 9 món ăn truyền thống (theo phong thủy Trung Quốc, số 9 có nghĩa là vĩnh cửu, tượng trưng cho sự may mắn và trường thọ). Trong đó, hấp dẫn nhất là những món bánh làm từ gạo nếp như bánh tổ, sủi cảo, há cảo, bánh bao (màng thầu)… Bánh sủi cảo có hình bán nguyệt, giống hình dáng quan tiền của người Trung Quốc cổ nên thường tượng trưng cho sự may mắn và no đủ quanh năm. Theo phong tục, sủi cảo thường chế biến vào thời điểm trước giao thừa và được mang ra thưởng thức vào lúc nửa đêm, ngay sau thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đặc biệt, trên bàn tiệc đãi khách những ngày tết của người Trung Quốc ngày nay không thể thiếu món vịt quay Bắc Kinh, một trong những món ăn trứ danh của vua chúa và quý tộc ngày xưa, được xuất hiện từ thế kỷ 15 và trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng của ẩm thực Trung Quốc.

Lào

Người Lào đón Tết cổ truyền Songkran từ ngày 14 đến 16 tháng 4 dương lịch. Món ăn truyền thống của người Lào là lạp, là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Songkran. Nguyên liệu chính để làm món lạp là thịt gà hay thịt bò băm nhỏ trộn với thính, các loại gia vị và thảo mộc, thường dùng chung với cơm nếp và rau thơm. Theo ngôn ngữ Lào, lạp có nghĩa là lộc, là vận may, vì vậy mà những người làm kinh doanh thường rất coi trọng món ăn này trong những ngày đầu năm với mong muốn tài lộc dồi dào. Người Lào cũng dùng món lạp để biếu tặng bạn bè và người thân với lời chúc làm ăn phát đạt trong năm mới.

Campuchia

Người Campuchia đón Tết truyền thống Chaul Chnam Thmey vào giữa tháng 4 dương lịch hàng năm. Món ăn đặc trưng  trong ngày tết của người Campuchia là món cà ri ăn kèm với cơm nóng. Trong ngày đầu năm mới, mỗi gia đình cử một người đại diện mang thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng tổ tiên, sau đó cả nhà cùng nhau thưởng thức món ăn. Ngoài món chính là cari, trong dịp tết, người Campuchia cũng gói các loại bánh với nguyên liệu chính là nếp và đậu tương tự như bánh tét và bánh ít ở Việt Nam.

Phương Lan



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đa dạng ý tưởng khởi nghiệp
Ý tưởng khởi nghiệp mỗi người mỗi vẻ nhưng có một nét chung là họ đều biết cách khai thác tài nguyên bản địa, chế biến trái cây lợi thế, hay thực vật hữu ích đem lại giá trị dinh dưỡng cao hơn, phục vụ đời sống xã hội, tạo việc làm cho một bộ phận lao động trẻ địa phương. Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Thuận lần II đã thu hút những ý tưởng khởi nghiệp trên.
Đừng bỏ lỡ
  • Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Thuận hôm nay (3/5)
    2 giờ trước Bạn đọc
    BTO - Hướng về mảnh đất Điện Biên anh hùng; Đa dạng ý tưởng khởi nghiệp; Những ngày nắng cháy; Kết nối với con tuổi dậy thì... là những bài viết đáng chú ý trong số báo in xuất bản ngày 3/5/2024. Mời quý độc giả đón đọc.
  • Phú Quý: Dịch vụ du lịch phục vụ hết công suất dịp lễ 30/4 - 1/5
    2 giờ trước Du lịch
    Những năm gần đây, huyện đảo Phú Quý ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hoang sơ, cùng với các bãi tắm đẹp là điều kiện hết sức lý tưởng. Đến đây du khách còn được thưởng thức...
  • Đồi sim ở Đa Mi
    3 giờ trước Du lịch
    Du lịch Đa Mi không chỉ có thác, hồ mà ở đây có nhiều nơi phong cảnh hữu tình, đẹp như tranh vẽ. Đến với buôn Tà Mỹ, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, người ta không chỉ nhắc đến sắc thái nơi vườn cây ăn trái của những con người ham việc,...
  • Hướng ra biển
    3 giờ trước Vấn đề và sự kiện
    5 ngày nghỉ lễ trôi qua, điểm lại các thông tin trên các báo có thể thấy, các bãi biển trên địa bàn cả nước đông nghịt du khách. Từ Sầm Sơn (Thanh Hóa), Đồ Sơn (Hải Phòng), Bãi trước, Bãi sau (Vũng Tàu) đến Đồi Dương (Phan Thiết) mọi...
  • Đa dạng ý tưởng khởi nghiệp
    3 giờ trước Đời sống
    Ý tưởng khởi nghiệp mỗi người mỗi vẻ nhưng có một nét chung là họ đều biết cách khai thác tài nguyên bản địa, chế biến trái cây lợi thế, hay thực vật hữu ích đem lại giá trị dinh dưỡng cao hơn, phục vụ đời sống xã hội, tạo việc làm...
  • Cấp nước an toàn khu vực nông thôn
    3 giờ trước Kinh tế
    Theo kế hoạch của UBND tỉnh, trong giai đoạn 2025-2029, Bình Thuận có 23 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn. Một trong những mục tiêu là cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục,...
  • Kết nối với con tuổi dậy thì
    3 giờ trước Giáo dục - Thanh niên
    Giáo dục giới tính cho trẻ là cách giúp trẻ từng bước có những kiến thức về tâm lý, giới tính của mỗi giới và hình thành quan niệm đúng đắn về sức khỏe sinh sản, ý thức tự bảo vệ bản thân. Trước đầy rẫy những thông tin, thì không bức...
  • 93 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng
    3 giờ trước Đời sống
    Theo Sở Y tế tỉnh cho biết, số ca mắc bệnh tay chân miệng của 4 tháng đầu năm 2024 có xu hướng giảm mạnh ở tất cả các huyện, thị, thành phố.
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ tăng khá
    3 giờ trước Kinh tế
    Sức mua của người dân có xu hướng tăng lên cùng hoạt động du lịch, dịch vụ tiếp tục được duy trì ổn định… đã góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh tăng khá.
  • Hạ tầng giao thông tạo nền tảng phát triển kinh tế
    3 giờ trước Kinh tế
    Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã khẳng định nhiệm kỳ tới sẽ tập trung phát triển 3 trụ cột gắn với ứng dụng công nghệ cao và chuỗi giá trị đó là công nghiệp, du lịch và nông nghiệp. Để...
  • Hướng về mảnh đất Điện Biên anh hùng
    3 giờ trước Chính trị
    Sau 70 năm chiến thắng, Điện Biên Phủ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị lịch sử, những chứng tích hào hùng thể hiện sự kiên cường bất khuất của cả một dân tộc, sự hy sinh anh dũng của thế hệ cha anh trong công cuộc giành độc lập. Những...
  • Làm gì để khống chế bệnh dại?
    3 giờ trước Xã hội
    Mặc dù UBND tỉnh Bình Thuận có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống bệnh dại, nhưng bệnh dại trên người gây tử vong vẫn gia tăng, chưa được kiểm soát và khống chế.
  • Cai nghiện ma túy vẫn còn nhiều khó khăn
    3 giờ trước Pháp luật
    Với lượng lớn người nghiện ma túy đang ở ngoài xã hội, Bình Thuận được xác định chỉ là “địa bàn tiêu thụ ma túy”. Tuy nhiên, việc lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc đến nay còn nhiều khó khăn, vướng mắc...
  • Xây mới chợ Tân Nghĩa: Cân nhắc để chợ phát huy tối đa hiệu quả
    3 giờ trước Bạn đọc
    Giữa bối cảnh nhiều chợ mới xây hoạt động không hiệu quả do chợ cóc, chợ tạm… thì nhiều chợ khác cũng đang kiến nghị xây mới, trong đó có chợ Tân Nghĩa, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân.
  • Cảm xúc ngày 30 tháng 4 lịch sử
    3 giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Nhớ lại những ngày tháng 4/1975, lúc đó tôi là sinh viên năm cuối của Trường Đại học Sư phạm Huế. Thành phố Huế lúc này rất bề bộn công việc vì vừa được giải phóng vào ngày 26/3/1975, tất cả sinh viên của các trường đại học ở Huế tập...
  • Những ngày nắng cháy
    3 giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm đầu hạ, ai ai cũng chờ mong một cơn mưa. Nói “chờ mong” còn chưa thể diễn tả được tâm trạng mà phải dùng từ “khao khát”, bởi nắng nóng ngày càng khốc liệt. Báo đài đưa tin có nơi nhiệt độ hơn 40...
  • Nhớ “Bún bò bà Ba”...
    3 giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Những quán ăn bình dân trên địa bàn thành phố Phan Thiết mọc lên rất nhiều và mỗi nơi đều thu hút một lượng khách nhất định. Chính lượng khách quen thuộc này đã góp phần “khẳng định” thương hiệu của quán một cách tự nhiên và chân thật...
  • Đoàn lãnh đạo tỉnh thăm cựu chiến binh, gia đình chiến sĩ, dân công tham gia Chiến dịch Điện Biên
    11 giờ trước Chính trị
    BTO-Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), chiều nay (2/5), Đoàn lãnh đạo tỉnh do đồng chí Võ Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dẫn đầu đã đi thăm cựu chiến binh,...
  • Du lịch Phan Thiết thắng lớn trong kỳ nghỉ lễ
    16 giờ trước Du lịch
    TP.Phan Thiết vừa trải qua kỳ nghỉ lễ sôi động, bùng nổ lượng khách du lịch đến thành phố tham quan, lưu trú.
  • Hơn 91.000 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng tại Đồi Dương – Tiến Thành
    16 giờ trước Du lịch
    Dịp lễ 30/4, 1/5 vừa qua, Khu du lịch Đồi Dương - Tiến Thành đón khoảng 91.300 lượt khách đến lưu trú, tham quan, tắm biển và dã ngoại, tăng 53,24% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Công viên Đồi Dương – Thương Chánh có khoảng 60.000...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đặc sắc mâm cỗ ngày tết ở các nước châu Á