Theo dõi trên

Dấu ấn dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

15/02/2022, 06:27

Là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống, thời gian qua, Bình Thuận đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

123.jpeg
Ban Dân tộc tỉnh hỗ trợ đồng bào DTTS xã La Dạ - Hàm Thuận Bắc.

Những tín hiệu tích cực

Ông Nguyễn Minh Tân – Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho biết: Tính đến tháng 11/2021, dân số toàn tỉnh có khoảng 1,258 triệu người với 35 dân tộc, trong đó 34 DTTS chiếm hơn 8,3% dân số. Những năm qua, việc đầu tư, hỗ trợ vùng DTTS trong tỉnh tiếp tục được quan tâm, góp phần cải thiện các chỉ tiêu quan trọng. Bộ mặt các vùng nông thôn có đông đồng bào DTTS sinh sống nhiều đổi khác chính là dấu ấn đậm nét từ công tác “Dân vận khéo” với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đến nay, 100% xã vùng đồng bào DTTS đã có đường ô tô thảm nhựa thông suốt đến trung tâm xã, được phủ sóng truyền hình, phát thanh. Toàn tỉnh có 98% hộ sử dụng điện lưới quốc gia, 88,3% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; 17/17 xã thuần đồng bào DTTS có nhà văn hóa; 100% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng. Toàn tỉnh còn 10 thôn, khu phố đặc biệt khó khăn, 3 xã khu vực III, 3 xã khu vực II, và 25 xã, thị trấn khu vực I, thuộc vùng đồng bào DTTS, miền núi.

Đặc biệt trong năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng các ban, ngành, địa phương tích cực thực hiện các nhiệm vụ về công tác dân tộc. Nổi rõ, thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, duy trì giao khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích trên 86.179 ha với hơn 2.300 hộ; đầu tư ứng trước cho 932hộ/1.608ha/10,688 tỷ đồng. Đồng thời, thu mua của đồng bào 900 tấn lúa/5 tỷ đồng, 5.500 tấn bắp lai thương phẩm/24 tỷ đồng, 30 tấn mủ cao su/450 triệu đồng… Nhờ đó, tình hình đời sống, kinh tế vùng đồng bào DTTS cơ bản ổn định, kinh tế của đồng bào DTTS được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, nhiều hộ thoát nghèo. Giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, chính sách an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cho người dân được thực hiện đầy đủ, kịp thời; bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS được giữ gìn và phát huy. Hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào DTTS tiếp tục được củng cố, kiện toàn.

Tăng cường kết nghĩa

Để góp phần chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS, thời gian qua, hoạt động phối hợp thực hiện công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS được các ngành chú trọng thực hiện. Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban Dân tộc tỉnh thường xuyên theo dõi, phối hợp đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện công tác kết nghĩa với các xã thuần và thôn xen ghép đồng bào DTTS. Đến nay, đã có 17 sở, ngành, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh duy trì kết nghĩa với 17 xã thuần đồng bào DTTS và 86 cơ quan, đơn vị cấp huyện kết nghĩa với 37 thôn, khu phố xen ghép đồng bào DTTS thuộc các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh.

Năm qua, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương đã có nhiều cố gắng trong phối hợp với các xã, thôn kết nghĩa tổ chức trên 3.000 buổi tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước thu hút gần 140.000 lượt người. Cùng với đó, phối hợp tổ chức 46 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và 4 buổi hội thảo cho trên 2.000 lượt cán bộ, đoàn viên, hội viên và người dân. Tiếp tục xây dựng, duy trì 60 mô hình phát triển kinh tế - xã hội, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giữ gìn an ninh trật tự. Đồng thời, đỡ đầu, giúp đỡ các gia đình khó khăn, học sinh, sinh viên nghèo vùng đồng bào, xây, sửa chữa nhà ở và thăm hỏi, tặng trên 35.400 phần quà trị giá 14,7 tỷ đồng. Thông qua hoạt động kết nghĩa đã góp phần chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, tập huấn, chuyển giao ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi đến với đồng bào. Từ đó, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào; tăng cường, giữ vững khối đại đoàn kết giữa các dân tộc.

T.HÀ


(0) Bình luận
Bài liên quan
Thoát nghèo rồi lại hết lòng giúp người nghèo
“Bản thân tôi từng trải qua những khoảng thời gian vô cùng khó khăn, cơ cực nên hơn ai hết tôi luôn thấu hiểu nỗi khổ của những chị em phụ nữ cùng cảnh ngộ. Vì vậy, với vai trò là chi hội trưởng chi hội phụ nữ, tôi luôn đến tận nơi, tìm hiểu từng hoàn cảnh các chị em cần gì, khó khăn ở đâu thì tôi sẽ giúp cácchị em tháo gỡ ở đó…” Đây là lời tâm sự của chị Lê Thị Quế - Chi hội trưởng Chi Hội phụ nữ thôn Hiệp Tín, xã Tân Tiến, thị xã La Gi.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dấu ấn dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số