Theo dõi trên

Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

28/10/2024, 08:18

BTO-Kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã (HTX) có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là yêu cầu khách quan, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Thuận nói chung.

z4385702184889_9fbde0bb5732053ae30c3f8ed9130a3b.jpg
Ước tính cuối năm 2024 toàn tỉnh có 227 hợp tác xã.

Tình hình phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả ; nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể được nâng lên; kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX có bước phát triển cả về số lượng, quy mô và phạm vi hoạt động. Ước tính tới cuối năm 2024 toàn tỉnh có 227 HTX, trong đó: Lĩnh vực nông nghiệp có 166 HTX với 5.072 thành viên và 1.339 lao động. Lĩnh vực giao thông vận tải có 13 HTX với 708 thành viên và 872 lao động. Lĩnh vực thương mại – dịch vụ có 18 HTX với 123 thành viên và 93 lao động. Lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có 4 HTX với 43 thành viên và 98 lao động. Lĩnh vực xây dựng có 1 HTX với 10 thành viên và 15 lao động. Lĩnh vực quỹ tín dụng Nhân dân (TDND) có 25 quỹ TDND với 44.928 thành viên và 303 lao động.

Nhiều HTX đổi mới trong quản lý điều hành, xác định lại phương hướng sản xuất kinh doanh phù hợp, năng động hơn; quy chế quản lý dân chủ được thiết lập và duy trì; quản lý tài chính, tài sản đảm bảo và từng bước đi vào nề nếp, thống nhất; năng lực nội tại của HTX cũng dần được cải thiện, tạo được việc làm và thu nhập cho thành viên và người lao động. Các HTX nông nghiệp đã từng bước khắc phục những khó khăn, thay đổi phương thức sản xuất, chú trọng vào sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn an toàn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác. Các hoạt động quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường và chuyển đổi số được các HTX quan tâm nhiều hơn. Các quỹ TDND đã có nhiều cố gắng vươn lên từ nội lực chính mình, có định hướng hoạt động đúng, phù hợp, nên hầu hết các quỹ TDND kinh doanh có lãi; cơ cấu cho vay của các quỹ tín dụng tập trung theo hướng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn và các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ. Việc sử dụng vốn tại các quỹ TDND hiệu quả, an toàn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho thành viên phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống cho thành viên và người dân. Hoạt động của HTX kiểu mới góp phần tạo ra hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, thông qua dịch vụ hỗ trợ vốn đã hạn chế một phần tình trạng cho vay nặng lãi trong nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

z5694048713167_cdc8149e69cd38dc7efff5eb2a515143.jpg
Hệ thống quỹ tín dụng góp phần xóa đói giảm nghèo.

HTX còn chú trọng nguyên tắc "Hợp tác và phát triển cộng đồng", là mô hình thích hợp cho việc triển khai quy chế dân chủ, hoạt động của HTX và tâm tư, nguyện vọng của thành viên đều được phản ánh và giải quyết tại đại hội thành viên, HTX còn là cầu nối giữa nhà nước và hộ nông dân trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân. Xu thế liên doanh, liên kết giữa các HTX và giữa HTX với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, với các ngành khoa học kỹ thuật ngày càng tăng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX cơ bản ổn định, thể hiện qua các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận. Các HTX giải quyết việc làm cho người lao động góp phần làm giảm tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, gia tăng sự gắn kết cộng đồng trên địa bàn tỉnh; thu nhập của người lao động trong các HTX từng bước ổn định góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của thành viên.

Tuy nhiên, các HTX có năng lực nội tại yếu (quy mô nhỏ, đặc biệt là các HTX thành lập mới theo Luật HTX 2012 chỉ có từ 7 đến 20 thành viên, vốn điều lệ thấp; vốn góp của thành viên phần lớn là vốn danh nghĩa, việc huy động tăng vốn góp của thành viên rất khó khăn, năng lực cạnh tranh và hiệu quả thấp; rất ít HTX tiếp cận được nguồn vốn do không có tài sản thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả) nên chưa đủ sức với các thành phần kinh tế khác. Tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả thấp chưa đạt được kế hoạch giai đoạn 2021-2025 đề ra, số HTX sản xuất theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều, việc tích tụ ruộng đất sản xuất theo quy mô lớn còn hạn chế. Việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu dùng – xuất khẩu chưa nhiều.

Hầu hết các HTX chỉ mới dừng lại ở khâu sản xuất, rất ít HTX có thể chế biến và xuất khẩu, việc xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh hầu hết phải thông qua các công ty xuất nhập khẩu ngoài tỉnh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số còn hạn chế, việc xây dựng mã QR truy xuất nguồn gốc, nhãn hiệu thương hiệu, mã vùng trồng, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của các HTX chưa nhiều. Số HTX ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều. Ngoài ra, khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển KTTT, HTX, cụ thể: Chính sách liên quan đến lĩnh vực đất đai, chính sách tiếp cận nguồn vốn, chính sách thu hút cán bộ trẻ về làm việc trong HTX.

z4385693611269_7d8e1ce11b557b1b5b916badd01f7281.jpg
HTX theo mô hình HTX kiểu mới góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ.

Nhìn chung, từ đầu năm 2024 đến nay tình hình phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định. Một số Hợp tác xã nông nghiệp đã chủ động thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, tìm kiếm, mở rộng thị trường; nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng cường liên kết, hợp tác sản xuất. Các quỹ TNDN ngày càng được củng cố, đáp ứng nhu cầu của thành viên, có định hướng hoạt động đúng, phù hợp, nên hầu hết các quỹ TNDN kinh doanh có lãi; cơ cấu cho vay của các quỹ tín dụng tập trung theo hướng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn và các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ.

Tiếp tục phát triển KTTT với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là HTX. Đổi mới phương thức, tổ chức quản lý của HTX theo mô hình HTX kiểu mới. Khuyến khích phát triển bền vững với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả; tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thương mại, dịch vụ, góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ; bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia; tạo điều kiện từng bước hình thành những tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao.

H LAN


(0) Bình luận
Bài liên quan

Khắc phục khó khăn để KTTT, HTX phát triển bền vững
Trong thời gian qua, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tại Bình Thuận đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, song vẫn còn một số khó khăn, hạn chế được nhìn nhận và cần có giải pháp để khắc phục trong thời gian đến.
Nổi bật
Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Năm học 2023 - 2024, ngành giáo dục tỉnh đã tập trung đổi mới, sáng tạo, nâng cao hiệu quả cả về chất và lượng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG). Qua đó, trong các kỳ thi HSG các môn văn hóa cũng như trong các giải thể thao cấp tỉnh và cấp quốc gia đạt thành tích cao.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể