ĐỒNG QUẢN LÝ

Chống khai thác IUU: Trước đợt “sát hạch” quan trọng cuối cùng
Bài 3: Gỡ “thẻ vàng” phải dựa trên 3 trụ cột
3 tháng trước Kinh tế
“Chống khai thác IUU là con đường ngắn, sau đó còn rất nhiều việc phải làm vì nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau, gỡ “thẻ vàng” IUU chỉ là bước đầu, vì vậy để ngành thủy sản phát triển bền vững phải dựa trên ba trụ cột: Giảm khai thác, tăng nuôi trồng và bảo tồn biển”, là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo IUU vừa qua.
  • Nhân rộng đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ
    9 tháng trước Kinh tế
    Là chủ đề hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Chi cục Thủy sản tổ chức sáng ngày 26/3. Đây là một trong những hoạt động hướng tới Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành thủy sản (1/4/1959 – 1/4/2024).
  • Hội thảo “Xây dựng mô hình khuyến ngư trao quyền đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản”
    9 tháng trước Kinh tế
    BTO-Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Ngành thủy sản Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa phối hợp Trung tâm Phát triển nghề cá vịnh Bắc Bộ tổ chức hội thảo “Xây dựng mô hình khuyến ngư trao quyền đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hàm Thuận Nam” tại UBND xã Tân Thuận.
  • Ngành thủy sản Bình Thuận một năm “vượt sóng”
    11 tháng trước Kinh tế
    Mặc dù Việt Nam chưa gỡ được “thẻ vàng”, nhưng Bình Thuận là 1 trong những tỉnh được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực sau 1 năm triển khai nhiều biện pháp trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Bình Thuận xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, mà hơn hết là đang thực hiện quản lý nghề cá theo hướng phát triển và bền vững.
  • Thủy sản Bình Thuận: Lấy đà cho năm 2024
    11 tháng trước Kinh tế
    Mặc dù thời tiết trong năm qua không mấy thuận lợi, nhiên liệu cho chuyến biển vẫn nằm ở mức cao, đời sống ngư dân vẫn khó khăn, nhưng ngành thủy sản Bình Thuận cũng cố gắng hoàn thành các kế hoạch đề ra. Đây là tín hiệu vui cho ngành thủy sản, là bước tạo đà để đạt được các chỉ tiêu trong năm 2024.
  • Giảm nghèo bền vững ở Hàm Thuận Nam: 
Tạo sinh kế cho ngư dân vươn lên thoát nghèo
    một năm trước Kinh tế
    BTO-Về 3 xã ven biển Tân Thành, Tân Thuận và Thuận Quý những ngày cuối năm, thấy bà con nơi đây có vẻ phấn khởi hơn những năm trước. Tuy là xã bãi ngang, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác ven bờ, nhưng nhờ địa phương đã đa dạng hóa sinh kế cho người dân với nhiều ngành nghề phù hợp, nên người dân nơi đây từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Tổng kết 5 năm hoạt động của Hội Cộng đồng Ngư dân Tân Thuận
    một năm trước Kinh tế
    BTO-Chiều 19/12, Hội Cộng đồng Ngư dân xã Tân Thuận (Hàm Thuận Nam) đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động (2018 – 2023).
  • Về Hàm Thuận Nam nghe chuyện được mùa tôm, cá
    một năm trước Kinh tế
    Đang vào chính vụ cá nam, nhưng hầu hết ngư dân trong tỉnh than thở sản lượng không bằng mọi năm. Ấy vậy mà, ở 3 xã ven biển huyện Hàm Thuận Nam, câu chuyện trúng mùa khiến nhiều người tò mò và ao ước…
  • Khảo sát mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Hàm Thuận Nam
    một năm trước Kinh tế
    BTO-Sáng 11/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Nguyễn Hồng Hải làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại 3 xã ven biển huyện Hàm Thuận Nam. Cùng đi có ông Nguyễn Văn Chiến – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT; ông Huỳnh Quang Huy – Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản; lãnh đạo huyện Hàm Thuận Nam và 3 Hội Cộng đồng ngư dân ở 3 xã Thuận Quý, Tân Thuận, Tân Thành.
  • Hàm Thuận Nam: Kinh nghiệm từ mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản
    một năm trước Kinh tế
    Được sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành tỉnh và Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP, năm 2016 mô hình thí điểm đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được triển khai thực hiện đầu tiên tại xã Thuận Quý. Đến năm 2018 mô hình được mở rộng thực hiện cho xã Tân Thành, Tân Thuận và mang lại nhiều kết quả khả quan.
  • Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
    một năm trước Kinh tế
    Sáng 8/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nghề cá tỉnh đã tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản”. Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
  • Khởi công công trình thả phao đánh dấu vùng biển đồng quản lý
    2 năm trước Kinh tế
    BTO - Sáng 22/12 tại xã Tân Thành (Hàm Thuận Nam) đã diễn ra Lễ khởi công thả phao đánh dấu vùng biển đồng quản lý. Dự lễ có ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, đại diện lãnh đạo Hội Nghề cá Việt Nam và các đơn vị tài trợ dự án.
  • Nhân rộng mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản
    6 năm trước Kinh tế
    BT- Sau khi thực hiện có hiệu quả mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở xã Thuận Quý, UBND huyện Hàm Thuận Nam đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với Chi cục Thủy sản, Hội Nghề cá tỉnh, chính quyền địa phương xây dựng đề án nhân rộng mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại 2 xã Tân Thành, Tân Thuận và được UBND tỉnh phê duyệt. Đề án được tổ chức Quỹ môi trường toàn cầu GEF-SGP tài trợ kinh phí thông qua Hội Nghề cá tỉnh là 3 tỷ đồng và thời gian thực hiện từ tháng 4/2018 - 12/2020. Địa điểm thực hiện dự án tại 3 xã ven biển Thuận Quý, Tân Thành, Tân Thuận.
  • Nhân rộng mô hình đồng quản lý sò lông
    6 năm trước Kinh tế
     BTO- Sau 3 năm thực hiện thí điểm mô hình đồng quản lý sò lông trên diện tích 16,5km2 tại vùng biển xã Thuận Quý bước đầu hiệu quả: Nguồn lợi sò lông được phục hồi, mật độ tại thời điểm cao nhất đạt khoảng 150 con/m2, thời điểm đạt thấp nhất khoảng 10 con/m2. Khi nguồn sò lông được phục hồi sẽ tạo thu nhập ổn định đối với ngư dân từ hoạt động khai thác. Bên cạnh đó, xuất hiện trở lại nhiều tôm hùm con, cá ngựa trong vùng dự án, sản lượng mực, một số loại cá có sự gia tăng đáng kể. Các bãi ốc ruốc con, ốc tỏi, sò nước... xuất hiện và sinh sản, nền đáy biển ít bị cào xới, tàn phá do hoạt động của nghề giã cào kéo qua. Thực hiện mô hình góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò hệ sinh thái biển, giảm được hành vi vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: khai thác không đúng kích cỡ, mùa vụ, sử dụng xung điện, chất nổ và hoạt động sai tuyến giã cào… Từ hiệu quả của mô hình, dự kiến mô hình sẽ tiếp tục nhân rộng ở vùng biển các xã Tân Thuận và...
  • Đồng quản lý – hướng đi mới
    7 năm trước Kinh tế
    BT- Câu chuyện “đồng quản lý” hiện nay đang trở thành chuyện bàn luận trong ngư dân. Không chỉ ngư dân Bình Thuận mà đã lan nhanh trong cộng đồng ngư dân khắp các tỉnh, thành từ Quảng Ninh đến Cà Mau.
  • Đồng quản lý – hướng đi hiệu quả để bảo vệ nguồn lợi thủy sản
    7 năm trước Kinh tế
    BT- Vừa qua, tại thành phố Phan Thiết, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Quỹ môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP/GEF SGP) tại Việt Nam tổ chức hội nghị quốc gia về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tham dự hội nghị có ông Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đại diện lãnh đạo chính quyền và ngành thủy sản, ngư dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau. Tại Bình Thuận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Nam đã dự hội nghị.
  • Nhân rộng mô hình thí điểm “đồng quản lý nguồn lợi thủy sản”
    7 năm trước Kinh tế
    BT- Huyện Hàm Thuận Nam vừa triển khai thực hiện việc nhân rộng mô hình thí điểm “đồng quản lý nguồn lợi thủy sản” dựa vào cộng đồng ngư dân tại các xã ven biển Tân Thuận và Tân Thành.
  • Mô hình “đồng quản lý sò lông”: Bước đầu thành công
    8 năm trước Kinh tế
    BT- Xã Thuận Quý, Hàm Thuận Nam, là xã bãi ngang với đường bờ biển dài 4 km. Nguồn lợi thủy sản ở đây khá phong phú, nhiều nhất là sò lông, nghêu lụa, dòm nâu, các loại cá, ốc, mực…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO