Theo dõi trên

Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân góp phần đẩy lùi tín dụng đen

01/10/2024, 05:07

Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) không chỉ khơi thông nguồn vốn ở vùng nông thôn, giúp nông ngư dân phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập thể mà còn góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen.

Nguồn vốn và thành viên tăng lên theo thời gian

Thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những biến động bất ổn của thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh. Song bằng nỗ lực cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành tại địa phương, Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã, các QTDND đã bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ, đảm bảo hoạt động hệ thống QTDND trên địa bàn tiếp tục có sự phát triển ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hoạt động kinh doanh tiếp tục có sự phát triển ổn định, an toàn, hiệu quả. Các QTDND đã quan tâm kiểm soát tốt nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu thấp (0,87%), chỉ tiêu chất lượng tín dụng nhìn chung đạt yêu cầu.

zalo_762092903825034(2).jpg

Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Thuận, toàn tỉnh hiện có 25 QTDND/45.548 thành viên, tăng 1.199 thành viên so năm 2023. Trong đó, thành viên cá nhân đạt 39.801 người, thành viên hộ gia đình là 5.734 thành viên, thành viên pháp nhân là 13 thành viên. Đến 31/8/2024, tổng nguồn vốn của 25 QTDND đạt 3.431 tỷ đồng, tăng 253 tỷ đồng tương đương 7,98% so với 31/12/2023. Trong đó, vốn điều lệ là 121 tỷ đồng, tăng 16 tỷ đồng, tương đương 15,5% so với 31/12/2023. Nguồn vốn huy động tiền gửi từ dân cư, tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn hoạt động của hệ thống QTDND trên địa bàn. Đến 31/8/2024, huy động tiền gửi đạt 3.062 tỷ đồng, tăng 312 tỷ đồng, tương đương 11,3% so với 31/12/2023 và chiếm 89,24% tổng nguồn vốn hoạt động. Tổng dư nợ cho vay đến 31/8/2024 đạt 2.720 tỷ đồng, tăng 43,8 tỷ đồng, tương đương 1,64% so với 31/12/2023, chiếm 79,3% tổng nguồn vốn hoạt động.

Hầu hết các QTDND thường xuyên đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành ngân hàng, 100% QTDND đã thực hiện các nghiệp vụ trên hệ thống mạng, phần mềm, lắp đặt camera giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động, trao đổi thông tin qua phần mềm quản lý, qua thư điện tử; chất lượng, hiệu quả công việc được nâng lên rõ rệt, đồng thời giảm chi phí và nâng cao uy tín đối với thành viên, khách hàng.

Khắc phục hạn chế để phát triển bền vững

Mặc dù được củng cố về năng lực quản trị, điều hành và năng lực tài chính, nhưng sức cạnh tranh của QTDND trong công tác huy động vốn, cho vay và cung ứng dịch vụ ngân hàng khác so với các chi nhánh ngân hàng thương mại còn hạn chế. Nguyên nhân là do các QTDND trên địa bàn tỉnh quy mô hoạt động còn nhỏ, nguồn lực tài chính yếu, các sản phẩm, dịch vụ cung cấp chủ yếu là dịch vụ truyền thống như huy động vốn, cho vay... cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống mạng, máy chủ, phần mềm còn hạn chế. Việc thực hiện chuyển đổi số đối với hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn hạn chế, chưa theo kịp tốc độ chuyển đổi số của toàn ngành ngân hàng trên địa bàn...

Ông Phan Thanh Én – Giám đốc NHNH Bình Thuận cho biết: Thực tế đã chứng minh các QTDND là mô hình kinh tế tập thể hiệu quả, được đông đảo nhân dân ủng hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo, là kênh dẫn vốn hiệu quả, vừa trực tiếp huy động nguồn, vừa giải quyết cho vay phục vụ sản xuất tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu gửi tiền và vay vốn của người dân, phát triển kinh tế địa phương, đẩy lùi tín dụng đen và nạn cho vay nặng lãi, ổn định an ninh chính trị, nhất là ở khu vực nông thôn. Ngoài ra, QTDND còn góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen ở vùng nông thôn, tích cực tham gia đầy đủ các phong trào của địa phương góp phần an sinh xã hội....

Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống các quỹ tín dụng theo Đề án “Cơ cấu lại các tổ chức tài chính gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”, kế hoạch hành động của ngành ngân hàng và tiếp tục hoạt động hiệu quả, thực hiện đúng mục tiêu chủ yếu là tương trợ thành viên, các QTDND đã đề ra mục tiêu củng cố hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ, các quy định nội bộ phù hợp. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chăm sóc thành viên QTDND để thu hút thành viên mới và giữ thành viên hiện hữu thông qua các hình thức: đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa quy trình nghiệp vụ, mở rộng, phát triển những lợi ích thiết yếu cho các thành viên, phân phối lợi nhuận theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ, vốn góp...

PHÚC THẮNG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Phát triển kinh tế tập thể: Góp phần thực hiện tốt các chính sách phát triển
Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển, cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Đây là một kênh quan trọng để thực hiện các chính sách phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân góp phần đẩy lùi tín dụng đen