Theo dõi trên

Để hàng Việt có sức lan tỏa

20/03/2017, 08:41

BT- Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” triển khai trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, hàng Việt đang dần chiếm ưu thế và thị phần. Tuy nhiên, vẫn cần một chiến lược “dài hơi” hơn để hình thành thói quen mua sắm hàng trong nước của người dân.

                
Người tiêu dùng tin dùng hàng Việt chất    lượng cao. Ảnh Đình Hòa

Cửa hàng HM trên đường Trần Hưng Đạo, TP. Phan Thiết nhiều năm nay được giới trẻ lựa chọn để mua sắm bởi đa số các mặt hàng bày bán đều là hàng Việt, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng. Chị Mỹ - chủ cửa hàng chia sẻ, nếu như trước đây không ít bạn trẻ khi mua mỹ phẩm đều “tin tưởng” mua hàng của Nhật, Hàn Quốc, Pháp… thì nay xu hướng đó được thay thế bằng việc chọn những mặt hàng sản xuất trong nước. Bởi các sản phẩm mang thương hiệu Việt ngày càng đa dạng, chất lượng không thua kém gì so với hàng nhập khẩu cùng chủng loại, mà giá thành lại rẻ hơn.

Thực tế những năm gần đây, doanh nghiệp nội đã chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng bởi biết tạo dựng thế mạnh riêng cho hàng Việt, không chỉ bằng việc tập trung nâng cao chất lượng, chú trọng cải tiến bao bì, mẫu mã mà còn tập trung đầu tư tìm kiếm thị trường khai thác và phân khúc thị trường bình dân. Đơn cử như Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến, bên cạnh sản phẩm cao cấp còn cho ra đời dòng sản phẩm may mặc Việt Long có giá hợp lý, phục vụ thị trường trung bình và thấp. Với mặt hàng bánh kẹo của các doanh nghiệp: Kinh Đô, Bibica, Hữu Nghị… cũng cho ra đầy đủ các dòng bánh từ sang trọng, thượng hạng có giá vài triệu đồng/hộp, cho đến các loại bánh bình dân chỉ vài chục ngàn đồng/hộp. Riêng sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh cũng dần chiếm được niềm tin từ khách hàng và được bày bán khá nhiều trên các kệ của tiểu thương như nước mắm Tứ Tuyệt của Công ty cổ phần Nước mắm Phan Thiết, thanh long sấy khô Phan Long, rượu vang thanh long Hàm Đức…

Để hàng Việt trở thành lựa chọn an toàn, tin tưởng đối với người tiêu dùng trong tỉnh, năm 2016, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Sở Công Thương cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm làng nghề, thương hiệu thế mạnh của địa phương, đồng thời tổ chức 6 phiên chợ hàng Việt về vùng hải đảo, miền núi cho 92 lượt doanh nghiệp trong nước tham gia với 186 gian hàng và vận động 35 doanh nghiệp trong tỉnh tham gia hội chợ triển lãm tại các địa phương khác. Nhờ đó người dân có sự thay đổi tích cực trong cách nghĩ đối với việc sử dụng hàng hóa Việt phục vụ nhu cầu hàng ngày.

Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, việc phân phối hàng Việt Nam chất lượng cao về với người tiêu dùng nông thôn vẫn còn hạn chế và ít ỏi, trong khi nhu cầu của người dân rất lớn. Nên chăng các doanh nghiệp cần tìm hiểu xây dựng chiến lược marketing phù hợp, trong đó chú ý tăng cường khâu tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng đi kèm khuyến mại, tặng quà… Bên cạnh đó các nhà sản xuất trong nước cũng cần quan tâm đổi mới mẫu mã, giá cả hợp lý, phải tạo lập được kênh phân phối hàng hóa vững chắc và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm…

T.A



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Chủ tịch UBND tỉnh thăm thân nhân, chiến sĩ Điện Biên
BTO-Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều ngày 26/4, đồng chí Đoàn Anh Dũng – Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà chiến sĩ, thân nhân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành và huyện Hàm Thuận Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Để hàng Việt có sức lan tỏa