Theo dõi trên

Hàng hải sản và “cuộc chiến” sân nhà

06/10/2017, 10:50

BT- Đầu năm 2018, thuế suất nhập khẩu của rất nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng  hải sản chế biến đến từ các nước Asean sẽ về 0%. Hàng ngoại, hàng nội sẽ cạnh tranh khốc liệt tại thị trường trong nước…

Sau bao năm bôn ba xuất hàng đi các nước, một số công ty xuất khẩu hải sản có tiếng của tỉnh không hẹn mà gặp khi có cùng chung chiến lược ổn định thị trường xuất khẩu, quay về mở rộng thị trường nội địa. 

 Chiến lược nội địa

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Nam trả lời Báo Bình Thuận cho biết, công ty đang dồn sức nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng để cho ra các sản phẩm hải sản hàng khô lẫn hàng đông mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với các đối tượng hướng đến như khách sạn, nhà hàng, resort… và cả hộ gia đình. Với chiến lược ấy, công ty nâng thị phần nội địa từ 20% hiện nay lên 50% vào thời gian tới. Tương tự như Công ty Hải Nam, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Thuận - Thaimex - cũng đang thực hiện chiến lược mở rộng thị trường trong nước từ 15% hiện tại lên 20%. Việc xác định phát triển thị trường nội địa đã được công ty này xốc lại chiến lược mới vào 1 - 2 năm trước với việc tung ra những sản phẩm chế biến từ hải sản, qua hàng đông, thu hút người dân tìm mua lẻ để sử dụng trong bữa ăn gia đình. Có thể lấy ví dụ như mực nhồi xôi, nhồi thịt, chả cuốn, cá trích sushi… Và thời điểm này, khi mùa gió bấc đã thổi, cũng là khi các công ty trên đang dốc sức đưa ra thị trường dịp tết những đơn hàng hấp dẫn người tiêu dùng.

                
Chế biến hải sản xuất khẩu tại Công ty TNHH    Hải Nam. Ảnh: Đình Hòa

Cũng trong thời gian này, thông tin từ Bộ Tài chính về việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết, nên trong những năm tiếp theo, thuế suất thuế nhập khẩu hàng loạt mặt hàng sẽ tiếp tục được cắt giảm. Trong số này, thuế suất của rất nhiều mặt hàng sẽ về 0% và đáng quan tâm là điều đó bắt đầu từ năm 2018. Nhóm hàng nổi lên là các mặt hàng dầu, các mặt hàng hải sản đến từ các nước Asean. Riêng thịt pha lóc hoặc đã sơ chế sẽ còn là 5%, áp dụng trong cả giai đoạn 2018 - 2022. Đây là tin vui cho người tiêu dùng khi giá nhiều mặt hàng nhập khẩu bán trên thị trường phong phú, đa dạng và nhất là rẻ hơn. Tuy nhiên, đứng ở góc độ của các công ty kinh doanh các mặt hàng hải sản chế biến thì đây sẽ tạo ra một bối cảnh cạnh tranh khốc liệt đúng nghĩa câu “Thương trường là chiến trường”.

 Thị trường quen thuộc

 Trước hết là thị trường quen, nắm được phần nào thị hiếu người tiêu dùng Việt để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Sau nữa, doanh nghiệp ở trạng thái mở rộng thị trường, chứ không phải giai đoạn đầu như các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập, tìm hiểu... Và nguyên tắc vàng mà chuyên gia nước ngoài khuyên các doanh nghiệp Việt xuất khẩu hay bán hàng trong nước vẫn là “Không nên chạy theo các sản phẩm đại trà trên thị trường mà cần có sự khác biệt. Không nên chạy theo số lượng lớn đơn hàng mà cần tập trung vào chất lượng, vì nếu sản phẩm làm ra một cách dễ dàng sẽ không có giá trị cao”. Thực tế, người tiêu dùng Việt bây giờ có nhu cầu sản phẩm có chất lượng, tốt cho sức khỏe cũng đã cao.

    
  

  Hải Nam mở   rộng thị trường nội địa

    Công ty   TNHH  Hải Nam tại Phú Hài - TP.Phan Thiết, đơn vị được xem như cánh chim   đầu đàn của tỉnh trong xuất khẩu sau khi thu về hàng chục nghìn USD kim   ngạch từ thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ, châu Á đã xác định cần mở rộng thị   trường nội địa.

Bích Nghị



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng hải sản và “cuộc chiến” sân nhà