Theo dõi trên

Không để dịch tả lợn châu Phi lan ra diện rộng

07/06/2019, 16:08

BTO- Ngày 7/6, hai huyện Đức Linh và Tánh Linh đã công bố xuất hiện ở dịch tả lợn châu Phi, ở thời điểm này, tỉnh Bình Thuận là tỉnh thứ 54 trên cả nước đã có dịch.

                
Hộ chăn nuôi heo.

Ổ dịch thứ nhất được ghi nhận tại hộ ông Nguyễn Trường Thành, ở xã Gia An, huyện Tánh Linh, sau đó ổ dịch thứ 2 được xác định tại hộ Ông Lý Văn Hương, ở thôn 1, xã Đức Chính, huyện Đức Linh. Theo xác minh ban đầu tại ổ dịch thứ nhất, tại xã Gia An thì địa phương này có 161 hộ chăn nuôi với 1.658 con lợn. Còn tại huyện Đức Linh, là địa phương giáp ranh với tỉnh Đồng Nai, đây là tỉnh xuất hiện dịch tả lợn châu Phi khá sớm nên thời gian qua, huyện Đức Linh đã chủ động chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các biện pháp về phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên địa phương này cũng đã bắt đầu xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Được biết, tổng đàn lợn trên toàn huyện Đức Linh tính đến thời điểm cuối tháng 5/2019 có khoảng 109.165 con. Hiện nay, tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, huyện Đức Linh cho biết sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi để không lan ra điện rộng, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nguyên nhân, ảnh hưởng của bệnh dịch một cách cụ thể, đầy đủ, chính xác không gây hoang mang, lo lắng cho người dân. Trước đó, UBND huyện Đức Linh đã ban hành Công văn về việc khẩn trương thực hiện kiểm soát ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện. Theo đó cụ thể hóa triển khai cho các ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo của UBND tỉnh về phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà soát tình huống đưa ra trong kế hoạch của UBND huyện về hành động ứng phó khẩn cấp với dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Đức Linh để sẵn sàng ứng phó kịp thời khi dịch xảy ra. UBND huyện còn chỉ đạo thực hiện nghiêm việc trực tại các chốt kiểm dịch trên địa bàn huyện 24/24 và lực lượng các ngành tham gia tương đối đầy đủ. Qua đó, tính đến ngày 15/5/2019, đã tổ chức kiểm dịch và phun thuốc khử trùng đối với 263 xe chở heo ra và vào huyện tại 2 chốt kiểm dịch với tổng số lượng 30.277 con heo.Bên cạnh đó, UBND các xã, thị trấn đã chủ động thường xuyên kiểm tra tình hình dịch bệnh trên đàn heo và thực hiện công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi để người dân biết và thực hiện.Rà soát cho 100% các hộ chăn nuôi heo, giết mổ, mua bán nhỏ lẻ thịt heo ký cam kết thực hiện nguyên tắc “5 không” trên địa bàn huyện. Tổ chức phun thuốc tiêu độc khử trùng trên các chợ và các điểm buôn bán thịt lợn của 13 xã, thị trấn sau khi tan chợ…

Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có hướng dẫn quản lý vận chuyển, giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 9 cơ sở giết mổ tập trung được cấp phép, trong đó huyện Hàm Thuận Bắc (5 cơ sở), thành phố Phan Thiết (1 cơ sở), huyện Đức Linh (1 cơ sở) và huyện Tánh Linh (2 cơ sở). Ngoài ra còn có 21 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ được cấp phép tạm thời đang hoạt động. Để giảm về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra diện rộng, góp phần giảm thiểu tổn thất về kinh tế và ô nhiễm môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã hướng dẫn quản lý vận chuyển, giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn trên địa bàn tỉnh. Theo đó, việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ tại tỉnh đối với lợn, sản phẩm từ lợn có nguồn gốc từ các vùng chưa có dịch phải đảm bảo có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được cơ quan có thẩm quyền cấp đảm bảo theo quy định. Trường hợp lợn, sản phẩm từ lợn có nguồn gốc từ các vùng dịch vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ tại tỉnh, phải có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi.Đảm bảo các điều kiện theo quy định, đồng thời phải được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng từ cơ sở chăn nuôi đến trực tiếp cơ sở giết mổ lợn. Sản phẩm từ lợn sau khi giết mổ để tiêu thụ phải xét nghiệm âm tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Phương tiện vận chuyển cũng phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi ra khỏi cơ sở giết mổ…

THANH QUANG



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Chủ tịch UBND tỉnh thăm thân nhân, chiến sĩ Điện Biên
BTO-Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều ngày 26/4, đồng chí Đoàn Anh Dũng – Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà chiến sĩ, thân nhân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành và huyện Hàm Thuận Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không để dịch tả lợn châu Phi lan ra diện rộng