Theo dõi trên

“Mệnh lệnh”… giữ rừng

26/08/2019, 09:00

Bài 2: Một ngày trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Cú

Bài 3:  Hành động để bảo vệ rừng

BT- Ban Thường vụ Tỉnh ủy quán triệt: Phải thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng…

                
Lãnh đạo huyện Hàm Thuận Nam trực tiếp kiểm    tra thực tế rừng. Ảnh: Đ.Nhượng

 Nhìn thẳng vào hạn chế

Trong nội dung Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII), thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, Phó Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An nhận định: Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đã được các cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đạt kết quả. Nổi rõ là nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác bảo vệ và phát triển rừng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên… tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Đơn cử là quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thiếu đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và một số ngành của tỉnh. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, nhất là rừng tự nhiên tiếp tục diễn ra phức tạp. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng, trồng rừng thay thế còn nhiều khó khăn, bất cập.

Từ thực tế cho thấy nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, vì lợi ích kinh tế trước mắt mà chưa coi trọng sự phát triển bền vững. Còn thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm. Tình trạng buông lỏng quản lý, tiếp tay cho đối tượng vi phạm còn xảy ra. Đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế, chưa thật sự khuyến khích các thành phần kinh tế và người dân tham gia. Việc xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn chưa nghiêm, thiếu sức răn đe.

 Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức

Trên cơ sở quán triệt Chỉ thị số 13-CT/TW, vừa qua Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đặc biệt, phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Đảm bảo phối hợp với kiểm lâm địa bàn và chính quyền cấp xã trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Kịp thời rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi. Song song, bảo vệ, phát triển rừng phải gắn mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hóa, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra. Một trong những biện pháp quyết liệt là phải kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái. Tập trung quản lý, bảo vệ và phục hồi, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên hiện có; đẩy mạnh trồng rừng và nâng cao chất lượng, giá trị rừng trồng. Tập trung quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn, ven sông hồ, ven biển, chống xói lở, cát bay và sa mạc hóa…

“Mệnh lệnh” giữ rừng phải đi đôi với hành động. Hành động để giữ rừng, giữ lấy cuộc sống xanh cho hôm nay và thế hệ mai sau…

Kiều Hằng



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Chủ tịch UBND tỉnh thăm thân nhân, chiến sĩ Điện Biên
BTO-Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều ngày 26/4, đồng chí Đoàn Anh Dũng – Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà chiến sĩ, thân nhân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành và huyện Hàm Thuận Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Mệnh lệnh”… giữ rừng