Khi nông dân và chính quyền bắt tay làm du lịch
Bình Thuận hiện có 69/93 xã đạt chuẩn NTM. Việc phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM, các địa phương tiếp tục khảo sát, tìm ra những nét đặc trưng, những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa, lịch sử để phát triển du lịch nông thôn. Hướng đi này nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, góp phần chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp theo hướng tích hợp đa ngành. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.
Du khách trải nghiệm du lịch vườn thanh long (ảnh: N.Lân)
Xã Hàm Mỹ được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2015, là một trong những xã về đích sớm nhất huyện Hàm Thuận Nam và đang nỗ lực nâng chuẩn tiến tới xây dựng xã NTM nâng cao. Tại xã NTM này, lần đầu tiên mô hình tour du lịch cộng đồng “Trải nghiệm hoạt động sản xuất thanh long cùng người dân huyện Hàm Thuận Nam” của hộ ông Nguyễn Văn Chín ở thôn Phú Mỹ do Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh phối hợp với UBND xã Hàm Mỹ thực hiện từ cuối năm 2019. Điểm tham quan trải nghiệm này được nhiều du khách dừng chân khi đến với Bình Thuận. Du khách được tham quan, trải nghiệm từ kỹ thuật canh tác giống “rồng xanh” cho đến thu hoạch, sơ chế, bảo quản thanh long, ngắm vườn thanh long về đêm hay thưởng thức ẩm thực, nước uống được chế biến từ thanh long. Là chủ vườn điểm tham quan du lịch vườn thanh long, ông Chín cho biết, ông luôn tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình trồng thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo an toàn sản xuất và an toàn cho du khách. Cách làm này vừa giúp gia đình tăng thêm thu nhập vừa quảng bá trái thanh long, du lịch tỉnh nhà. Theo định hướng của UBND huyện Hàm Thuận Nam bên cạnh thế mạnh du lịch biển, huyện đẩy mạnh phát triển du lịch nhà vườn kết hợp quảng bá các sản phẩm tại địa phương như thanh long, nho, dưa lưới…
Còn tại huyện Hàm Thuận Bắc, xã vùng cao Đa Mi giàu tiềm năng phát triển du lịch với khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hút lòng người. Nhờ hệ thống giao thông liền mạch nhất là tuyến đường ĐT 714 kết nối xã Đa Mi với trung tâm huyện và thành phố Phan Thiết, quốc lộ 55 và tương lai gần là cao tốc Bắc - Nam thông tuyến… tạo thuận lợi để du khách thích khám phá thiên nhiên hoang sơ, trải nghiệm sinh hoạt nông hộ, vườn cây ăn trái tìm đến. Một du khách khi trải nghiệm tour du lịch từ Phan Thiết lên Lâm Đồng, tuyến Đa Tro đi buôn Tà Mỹ chèo thuyền hồ Hàm Thuận, khám phá thác 9 tầng, thưởng thức cây ăn trái trầm trồ khen: “Khung cảnh hoang sơ, thơ mộng thích hợp với lữ khách thích muốn hòa mình với thiên nhiên”.
Hồ Hàm Thuận - Đa Mi (Ảnh N.Lân)
Với lợi thế về cảnh quan tự nhiên, văn hóa truyền thống, các sản phẩm gắn với đặc trưng nông nghiệp vùng miền, khu vực nông thôn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Đặc biệt, việc phát triển du lịch nông thôn gắn với NTM được xem là giải pháp tối ưu, mang lại lợi ích kép đã và đang được các ngành, địa phương hướng đến. Tuy du lịch nông thôn ở tỉnh ta vẫn còn mang tính tự phát, chưa có sự đầu tư bài bản nhưng những bước khởi đầu đầy triển vọng cho thấy chính sự tham gia trực tiếp của người nông dân trong hoạt động du lịch sẽ tạo nên sự phong phú, hấp dẫn của các sản phẩm, đồng thời đem lại thu nhập cao hơn cho bà con nông dân bên cạnh hoạt động nông nghiệp thuần túy. Từng bước đem lại hiệu quả kinh tế, là động lực quan trọng trong quá trình xây dựng NTM, xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức xây dựng môi trường văn hóa, cảnh quan văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Xây dựng NTM đi vào chiều sâu, bền vững
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh ta phấn đấu có 80% số xã đạt tiêu chuẩn NTM, tương đương 75 xã. Trong đó, có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí. Bên cạnh đó, tỉnh có 5/10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, trong đó có 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Tỉnh ta, tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu xây dựng NTM gắn với thực hiện có hiệu quả phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững có giá trị gia tăng cao. Cùng với đó, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững và thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu…
Người dân ý ý thức tạo cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch đẹp (Ảnh T.Duyên)
Xây dựng NTM thay đổi diện mạo nông thôn (ảnh: N.Lân)
Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia về NTM giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí NTM. Đồng thời, huy động sự tham gia cộng đồng dân cư làm du lịch ở địa phương, làm xanh sạch môi trường, phát huy bản sắc, sản phẩm đặc trưng của địa phương. Từ đó, khuyến khích người dân thấy được lợi ích của mình trong xây dựng NTM, hướng tới nông thôn hiện đại, văn minh và thu nhập tốt cho người dân. Cùng với đó, việc đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn vừa gắn với phát triển du lịch cộng đồng, điểm du lịch nông thôn, đồng thời đa dạng các ngành nghề dịch vụ nông thôn để tăng thu nhập của người nông dân… sẽ góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn, xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng NTM, tỉnh ta bình quân chỉ đạt 4 tiêu chí/xã, thấp hơn bình quân của cả nước (4,7 tiêu chí/xã). Đến cuối năm 2021, bình quân toàn tỉnh đạt 16,6 tiêu chí/xã (cả nước 16,7 tiêu chí/xã). Toàn tỉnh 74,2% tổng số xã đạt chuẩn NTM (69/93 xã), 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM (Phú Quý, Đức Linh). Bình Thuận được Thủ tướng Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2020 vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”.
Ông Ngô Thanh Huy - Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh cho biết