SÒ LÔNG

Tái diễn nạn khai thác và tiêu thụ sò lông non
9 tháng trước Kinh tế
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, cao điểm là từ giữa tháng 11 đến nay, nhiều tàu thuyền nghề lặn trong tỉnh đã đánh bắt sò lông non (kích cỡ từ 2 - 3 cm, trọng lượng từ 100 -120 con/kg) tập kết tại các khu vực bãi ngang, kè, cảng cá thuộc địa bàn huyện Tuy Phong, TP. Phan Thiết với số lượng lớn để bán cho thương lái làm thức ăn cho tôm hùm.
  • Khởi công công trình thả phao đánh dấu vùng biển đồng quản lý
    một năm trước Kinh tế
    BTO - Sáng 22/12 tại xã Tân Thành (Hàm Thuận Nam) đã diễn ra Lễ khởi công thả phao đánh dấu vùng biển đồng quản lý. Dự lễ có ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, đại diện lãnh đạo Hội Nghề cá Việt Nam và các đơn vị tài trợ dự án.
  • Nông thôn mới Hàm Thuận Nam: Nông nghiệp phong phú từ tiềm năng đa dạng
    một năm trước Kinh tế
    Như làng nghề nuôi sò lông này lại càng đặc biệt, vì không mang tính cha truyền con nối mà mới nảy sinh từ vài năm trước từ ý tưởng của ngư dân trong bối cảnh biển đang cạn kiệt hải sản.
  • Du lịch nông thôn ở Hàm Thuận Nam
    một năm trước Du lịch
    Thêm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng góp phần tạo nên thế mạnh để phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn huyện. Tất cả đã phác thảo những tour du lịch nông thôn hấp dẫn, có thể kết nối với vùng du lịch phía nam TP. Phan Thiết.
  • Bảo tồn sò lông trên vùng biển Thuận Quý vẫn gặp khó
    3 năm trước Kinh tế
    BTO- Thuận Quý là xã bãi ngang ven biển thuộc huyện Hàm Thuận Nam có chiều dài bờ biển khoảng 4 km. Vùng biển Thuận Quý là môi trường sống, phát triển của nhiều loài động vật thân mềm, nhất là các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Năm 1997, nguồn lợi sò lông ở vùng biển Thuận Quý rất dồi dào với trữ lượng khoảng 1.000 tấn, nhưng đến năm 2014 thì còn rất ít, có nguy cơ cạn kiệt, khiến thu nhập của cộng đồng ngư dân ở đây bị giảm sút nghiêm trọng. Trước thực trạng nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, năm 2015 tỉnh đã triển khai dự án "Xây dựng mô hình thí điểm đồng quản lý sò lông, góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lợi thủy sản và bảo vệ hệ sinh thái ven biển tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam". Dự án được triển khai trên diện tích khoảng 16 km2 vùng biển ven bờ xã Thuận Quý, có sự tham gia của 50 thành viên là đại diện các hộ ngư dân hành nghề khai thác thủy sản tại địa...
  • Nhân rộng mô hình đồng quản lý sò lông
    6 năm trước Kinh tế
     BTO- Sau 3 năm thực hiện thí điểm mô hình đồng quản lý sò lông trên diện tích 16,5km2 tại vùng biển xã Thuận Quý bước đầu hiệu quả: Nguồn lợi sò lông được phục hồi, mật độ tại thời điểm cao nhất đạt khoảng 150 con/m2, thời điểm đạt thấp nhất khoảng 10 con/m2. Khi nguồn sò lông được phục hồi sẽ tạo thu nhập ổn định đối với ngư dân từ hoạt động khai thác. Bên cạnh đó, xuất hiện trở lại nhiều tôm hùm con, cá ngựa trong vùng dự án, sản lượng mực, một số loại cá có sự gia tăng đáng kể. Các bãi ốc ruốc con, ốc tỏi, sò nước... xuất hiện và sinh sản, nền đáy biển ít bị cào xới, tàn phá do hoạt động của nghề giã cào kéo qua. Thực hiện mô hình góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò hệ sinh thái biển, giảm được hành vi vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: khai thác không đúng kích cỡ, mùa vụ, sử dụng xung điện, chất nổ và hoạt động sai tuyến giã cào… Từ hiệu quả của mô hình, dự kiến mô hình sẽ tiếp tục nhân rộng ở vùng biển các xã Tân Thuận và...
  • Thành công mô hình quản lý nguồn lợi sò lông
    6 năm trước Kinh tế
    BT- Thuận Quý (Hàm Thuận Nam) là xã ven biển với nguồn lợi thủy sản nhuyễn thể hai mảnh vỏ dồi dào. Tuy nhiên lâu nay ngư dân trong vùng chỉ chuyên tâm khai thác nguồn lợi, không quan tâm nhiều đến bảo vệ dẫn đến khai thác quá mức làm cho nguồn lợi cạn kiệt, mất khả năng phục hồi. Chính vì vậy, Quỹ Môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (UNDP-GEF/SGP), Hội Nghề cá triển khai dự án: “Thí điểm mô hình đồng quản lý nguồn lợi sò lông, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả và bảo vệ sinh thái ven biển xã Thuận Quý”.
  • Thành công trong mô hình thí điểm quản lý nguồn lợi sò lông
    7 năm trước Kinh tế
     BTO-Sáng ngày 21/9, tại xã Thuận Quý (Hàm Thuận Nam), Hội nghề cá tỉnh phối hợp với UBND huyện Hàm Thuận Nam tổng kết dự án thí điểm mô hình đồng quản lý nguồn lợi sò lông.
  • Thuận Quý- Hàm Thuận Nam: Bảo vệ, tái tạo sò lông
    7 năm trước Kinh tế
    Thuận Quý là xã bãi ngang của huyện Hàm Thuận Nam với đường bờ biển dài 4 km. Nguồn lợi thủy sản ở đây khá phong phú, nhiều nhất là sò lông, nghêu lụa, dòm nâu, các loại cá, ốc, mực… Trước tình trạng nguồn lợi sò lông dần cạn kiệt do khai thác tận diệt, dự án Xây dựng mô hình thí điểm cộng đồng quản lý nguồn lợi sò lông ở xã Thuận Quý được triển khai với sự tài trợ của Quỹ môi trường toàn cầu (UNDP- GEF SGP ) vào tháng 1/2015.
  • Mô hình “đồng quản lý sò lông”: Bước đầu thành công
    7 năm trước Kinh tế
    BT- Xã Thuận Quý, Hàm Thuận Nam, là xã bãi ngang với đường bờ biển dài 4 km. Nguồn lợi thủy sản ở đây khá phong phú, nhiều nhất là sò lông, nghêu lụa, dòm nâu, các loại cá, ốc, mực…
  • Nghiêm cấm khai thác sò lông, điệp quạt trong 60 ngày
    7 năm trước Kinh tế
    BTO - Sáng 31/10, UBND tỉnh vừa ban hành hành Công văn số 4008 về việc cấm hoạt động khai thác, thu mua, vận chuyển, chế biến và kinh doanh sò lông, điệp quạt trên địa bàn tỉnh từ ngày 1/11/2016 đến 31/12/2016. Chủ trương này được UBND tỉnh chấp thuận theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, UBND tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, thông báo rộng rãi cho ngư dân chấp hành.
  • Vẫn “nóng” nạn khai thác sò lông trái phép
    8 năm trước Đời sống
    BT- Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Công văn cấm các hoạt động khai thác sò lông trên toàn vùng biển của tỉnh trong thời gian từ ngày 15/1/2016 đến hết ngày 31/3/2016, cùng với đó là cấm các tổ chức, cá nhân thu mua, vận chuyển, chế biến và kinh doanh sò lông trong thời gian cấm khai thác. Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo rộng rãi thời gian cấm khai thác sò lông nói trên trên các phương tiện thông tin đại chúng cho ngư dân biết và chấp hành. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác sò lông trái phép vẫn ngang nhiên diễn ra. Hàng ngày tại khu vực bờ kè biển đang xây dựng thuộc phường Đức Long (TP Phan Thiết), hoạt động đánh bắt, thu mua, vận chuyển sò lông vẫn diễn ra công khai suốt cả ngày với số lượng hàng tấn; dưới biển, trên bờ luôn túc trực hàng chục lao động bốc vác làm việc thường xuyên, vận chuyển, bốc xếp sò ngay trên bờ kè, mặc dù khu vực này thường xuyên có các xe thi công công trình kè biển thường xuyên ra vào. Đội ngũ xe thồ hoạt động liên...
  • Từ ngày 20/1 đến hết ngày 31/3/2016: Cấm khai thác và kinh doanh sò lông
    8 năm trước Kinh tế
    BTO- Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có thông báo cấm các hoạt động khai thác sò lông trên toàn vùng biển của tỉnh trong thời gian từ ngày 20/1/2016 đến hết ngày 31/3/2016. Trong  thời  gian  cấm  khai  thác, nghiêm  cấm các tổ chức, cá nhân tổ chức thu mua, vận chuyển, chế biến và kinh doanh sò lông. Ngoài ra, các giấy phép khai thác hải đặc sản do Chi cục Thủy sản cấp cho các tàu thuyền hành nghề lặn trong năm 2015 đương nhiên hết hiệu lực đối với việc khai thác sò lông kể từ ngày  20/1/2016 (các loại hải đặc sản khác vẫn được khai thác).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO