Theo dõi trên

Ứng phó thời tiết xấu do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới

14/07/2024, 15:26

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn đến các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận về ứng phó với thời tiết xấu trên biển và mưa lớn diện rộng.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo diễn biến gió mạnh, sóng lớn trên biển và mưa lớn diện rộng; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

4566c213495ceb02b24d.jpg
Sóng lớn trên biển Bình Thuận.

Đồng thời duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Song song, tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở đất để chủ động phòng tránh, tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.

Còn Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện ở đảo Phú Quý (Bình Thuận) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, vùng biển từ Khánh Hòa đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông. Ngày 14/7, vùng biển từ Khánh Hòa đến Cà Mau, khu vực giữa và nam biển Đông có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 -9; sóng biển cao từ 2- 4 m, biển động mạnh. Tình hình gió mạnh và sóng lớn trên biển còn kéo dài trong những ngày tới. Do đó, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.

1f5a262bd9b77be922a6.jpg
Hướng đi của ATNĐ vào sáng 14/7.

Liên quan đến áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên biển Đông, vào sáng ngày 14/7, vị trí ATNĐ ở vào khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 112 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam của quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 10 km/giờ.

Được biết do ảnh hưởng thời tiết xấu, sáng ngày 13/7/2024, mưa lớn đã gây sạt lở đất trên tuyến Quốc lộ 34 thuộc địa phận thôn Tả Mò, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, làm ít nhất 11 người chết, 4 người bị thương. Ngay khi xảy ra vụ việc trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sạt lở đất tại tỉnh Hà Giang và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện về việc ứng phó với ATNĐ và mưa lớn đến các tỉnh, thành phố.

K. HẰNG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Sau mưa lũ, thời tiết Bình Thuận xuất hiện nắng nóng
Sáng nay (8/8), Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa có thông tin cảnh báo, tình hình nắng nóng ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ, trong đó có Bình Thuận khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Nổi bật
Vụ sạt lở cát tại Phú Hài: Khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó tạm thời
BTO-Tại cuộc họp sáng nay (6/9) bàn về phương án ứng phó sự cố cát tràn xảy ra tại phường Phú Hài những ngày qua, lãnh đạo UBND TP. Phan Thiết cho biết, giải pháp ban đầu là sẽ tăng cường lực lượng chốt ở 2 đầu đoạn đường Nguyễn Thông ở vị trí cát tràn xuống và dựng barie để hướng dẫn người dân lưu thông theo hướng khác. Đồng thời thực hiện thêm giải pháp làm rọ đá đóng tạm thời để giảm áp lực nước.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng phó thời tiết xấu do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới