Theo dõi trên

  Đại biểu Quốc hội  phát biểu góp ý Luật Trồng trọt

11/06/2018, 11:36

BTO- Trong phiên thảo luận tại Hội trường chiều ngày 8/6/2018 về dự án Luật trồng trọt.  Đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn  ĐB QH tỉnh tỉnh Bình Thuận có ý kiến

Tôi rất đồng tình sự cần thiết phải ban hành Luật Trồng trọt và thống nhất cao các nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo xây dựng luật đã được đề cập trong tờ trình của Chính phủ. Theo đó, tôi xin tham gia ba nội dung như sau:

 Thứ nhất:thời gian qua, bên cạnh những thành tựu rất to lớn, ngành trồng trọt nước ta vẫn đứng trước  nhiều khó khăn thử thách, rủi ro phải được tháo gỡ và phải có sự can thiệp, hỗ trợ hướng dẫn của nhà nước để cho trồng trọt phát triển có chất lượng, hiệu quả, bền vững, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân, nhưng chưa được quy định, hoặc quy định chưa đúng tầm trong dự án luật. Tôi xin nêu ba ý như sau:

Vấn đề thứ nhất: thực trạng sản xuất trồng trọt bấp bênh, được mùa mất giá, được giá mất mùa “thường xuyên xảy ra do nông dân sản xuất theo phong trào chứ không theo yêu cầu thị trường, đã làm mất cân đối cung cầu, nông sản dư thừa khó tiêu thụ, gây thiệt hại cho nông dân, vậy thì trách nhiệm quản lý nhà nước như thế nào trong việc định hướng  sản xuất, thông tin thị trường, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hướng dẫn ứng phó với biến đổi khí hậu chưa được quy định trong luật. Đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu.

Vấn đề thứ hai:.Trước thực trạng sản xuất, trồng trọt nhỏ lẽ, manh mún, phân tán là phổ biến, các mối liên kết trong sản xuất còn rất nhiều khó khăn, trong đó chuổi cung ứng nông sản nội địa và liên kết phục vụ xuất khẩu còn yếu và cắt khúc, đã gây ra nhiều bất lợi và thua thiệt cho người trồng trọt, nên mới xảy ra tình trạng người trồng trọt thì không biết bán sản phẩm ở đâu có lợi nhất và ngay cả nông sản sạch phải cạnh tranh lép vế với nông sản không an toàn và xuất khẩu nông sản thì lại tranh nhau và bị nước ngoài chèn ép với nhiều lý do. Từ thực trạng trên, việc liên kết theo chuổi giá trị, theo tôi là mô hình tăng trưởng của trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung trong cơ chế thị trường và hội nhập, có vai trò hết sức quan trọng để trồng trọt phát triển bền vững, canh tranh, hiệu quả mà trước hết hỗ trợ nhau trong sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm, là điều kiện để kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc, tạo đầu ra cho nông sản, rút ngắn kênh tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh trong nội địa và xuất khẩu. Đồng thời cũng sẽ phân phối lợi ích hài hòa và hợp lý hơn giữa người trồng trọt với chế biến và thương mại mà vốn lâu nay người trồng trọt thường bị thua thiệt. Để khắc phục tình trạng trên thì vai trò quản lý nhà nước các cấp là rất quan trọng, phải tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ xây dựng các mối liên kết giữa nông dân với nhau với doanh nghiệp, nhưng trong dự án luật chưa quy dịnh đầy đủ và rõ nội dung này, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu.

Vấn đề thứ ba: an toàn thực phẩm trong trồng trọt đang là vấn đề bức xúc và là điều tiên kiên quyết để trồng trọt phát triển chất lượng và bền vững cả trước mắt và lâu dài, tuy đã được quy định trong dự án luật ở nhiều Chương, Điều, nhưng theo tôi  còn chung chung và khó thực hiện. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu xây dựng một Điều riêng quy định rõ những việc phải làm, những việc không được làm, trách nhiệm của các bên liên quan và biện pháp chế tài. Nếu làm được như vậy thì vấn đề an toàn thực phẩm nông sản được kiểm soát ngay từ khâu canh tác, chứ không chỉ kiểm soát từ khâu bảo quản, chế biến, lưu thông như hiện nay và sẽ làm giảm nhẹ đáng kể khối lượng công việc rất lớn và phức tạp vốn không đảm đương nổi hiện nay của các cơ quan chức năng; đồng thời tôi cũng đề nghị quy định rõ hơn an toàn môi trường trong trồng trọt, không chỉ xử lý vấn đề đất, nước, phế phẩm sau thu hoạch như đã nêu trong dự án luật, mà phải xử lý tốt vấn đề rác thải như bao bì phân bón, bao bì thuốc bảo vệ thực vật cũng là bức xúc mà nhiều Đại biểu Quốc hội phát biểu trong thảo luận kinh tê – xã hội và trong phiên chất vấn những ngày qua.

Thứ hai: tại hai Điều 51 và 52 về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và buôn bán phân bón, tôi đề nghị bổ sung sung nội dung phải đảm bảo môi trường, đó là điều kiện bắt buộc khi xét cấp giấy chứng nhận; vì loại hình này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn, không được xem nhẹ.

Thứ ba: Tại Điều 66 về nghỉa vụ của tổ chức và cá nhân trong canh tác tôi tán thành những nội dung Điều này, nhưng có một số khoản quy định còn chung, khó thực hiện và tính khả thi không cao như tại khoản 3, hoặc khoản 6, khoản 9 nếu không có quy định cụ thể cơ chế thực hiện và chế tài thì rất khó khả thi vì trên thực tiễn có nhiều vấn đề xảy ra, ví dụ vấn đề nông dân liên kết với lại doanh nghiệp về sản xuất đến khi thu hoạch giá nông sản cao hơn hợp đồng thì bán ra ngoài nhưng không được xử lý.

Thứ tư: Tại Điều 66 về nghĩa vụ tổ chức và cá nhân trong canh tác, tôi tán thành nội dung tại Điều này nhưng có một số khoản còn nêu chung, thiếu cụ thể,   tính khả thi không cao như tại khoản 3, khoản 6 có nêu ... “cấp có thẩm quyền” Hoặc tại khoản 9 quy định nghĩa vụ khi tham gia liên kết, theo tôi rất cần nhưng nếu không được quy định cụ thể hơn và không có chế tài cụ thể thì rất khó thực hiện.                                                                                 

  MH (lượt ghi)



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
  Đại biểu Quốc hội  phát biểu góp ý Luật Trồng trọt