Theo dõi trên

Đổi thay vùng đồng bào Chăm

24/01/2018, 09:17

BT- Bình Thuận là tỉnh có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống khá đông,  trong đó 4 xã thuần gồm Phan Thanh, Phan Hiệp, Phan Hòa (Bắc Bình), Phú Lạc (Tuy Phong) và một số thôn xen ghép ở 9 xã, thị trấn khác trong tỉnh. Những năm gần đây, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào Chăm trong tỉnh luôn được các ngành chức năng quan tâm, ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, các công trình thủy lợi, lưới điện quốc gia phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nhờ vậy, cuộc sống của đại đa số đồng bào Chăm ngày càng phát triển, hộ nghèo từng bước thoát nghèo một cách bền vững, số hộ khá, giàu tăng lên.

                
   Dự án tưới Phan Rí - Phan Thiết cung cấp    nước cho đồng bào Chăm huyện Bắc Bình.

Nhờ có Chương trình 135, Chương trình 134, Chương trình hỗ trợ dân di cư tự do ổn định, định canh, định cư; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất… nhiều hộ đồng bào Chăm đã mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất và tích lũy vốn mua máy cày, máy xới, máy gặt đập liên hợp phục vụ sản xuất. Cơ sở hạ tầng khu vực đồng bào Chăm cũng được Nhà nước và người dân phối hợp đầu tư. Đến nay 100% xã có đường nhựa đến trung tâm xã; 100% xã, thôn có điện sinh hoạt, có trạm y tế, nhà văn hóa, trường học (từ mầm non đến trung học cơ sở); 100% xã và 90% thôn được đầu tư hệ thống nước sinh hoạt tập trung; đời sống của người dân và bộ mặt nông thôn vùng đồng bào Chăm đã thay đổi đáng kể.

                
   Nuôi heo rừng lai cho thu nhập ổn định.

Sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào Chăm được đầu tư phát triển mạnh, đã thực hiện cơ giới hóa 95% khâu làm đất  và cơ giới hóa hơn 90% khâu thu hoạch. Nhiều hộ đồng bào Chăm đã đầu tư một số mô hình trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày có giá trị kinh tế cao. Các ngành nghề truyền thống như đồ gốm, đan lát, dệt thổ cẩm của đồng bào được duy trì. Tỉnh cũng đã hỗ trợ khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm tại các xã Phan Thanh, Phan Hòa, Phan Hiệp và thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như hỗ trợ y tế, nhà ở, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đất sản xuất để vùng đồng bào Chăm phát triển toàn diện.

                
   Chuyển đổi trồng xoài mang lại thu nhập    cao.

 ĐÌNH HÒA



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Lễ viếng các Anh hùng liệt sĩ và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), sáng nay 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã đến viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh và viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đổi thay vùng đồng bào Chăm