Theo dõi trên

Sức mạnh mềm từ sự đồng lòng

24/06/2020, 09:25

BT- Cách làm đó của Hàm Tân suy cho cùng vẫn là con đường tìm kiếm sự đồng lòng từ chính những người nghèo không chỉ vật chất mà còn thiếu sự quyết tâm trong tinh thần, cùng sự giúp sức của các cơ quan có liên quan để nỗ lực thoát nghèo.  

                
   Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Hàm Tân.    Ảnh: N.Lân

Sớm hóa giải

Hàm Tân đất rộng, người đông lại là vùng giáp ranh với Đồng Nai, lẫn Bà Rịa – Vũng Tàu nên trên địa bàn tiềm ẩn nhiều điểm nóng trực tiếp lẫn gián tiếp từ chính những hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ 5 năm trước, khi thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Huyện ủy Hàm Tân đã chọn những vấn đề bức xúc trên địa bàn để tập trung giải quyết. Đó là vấn đề bảo vệ môi trường, khi có một dạo Hàm Tân trở thành nơi đến của các công ty chăn nuôi; chưa hết, tại vùng giáp ranh Xuân Lộc – Đồng Nai có các nhà máy cồn, chế biến tinh bột mì cứ lén xả thải chưa qua xử lý xuống sông Dinh. Sau rất nhiều đợt giám sát hoạt động xả thải của các nhà máy vùng giáp ranh, kiểm tra các trang trại chăn nuôi tập trung và đề nghị UBND tỉnh xử phạt cũng như yêu cầu một số trang trại chăn nuôi di dời ra khỏi khu dân cư theo lộ trình, chính quyền đã khiến nhân dân trong vùng hân hoan. Vấn đề bức xúc khác là quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, ngoài chỉ đạo tăng cường giám sát, kiểm tra theo quy định, chính quyền còn nỗ lực giải quyết tranh chấp đất đai qua đơn thư, xác minh giải quyết các vụ khởi kiện về đất đai theo yêu cầu của Tòa án nhân dân huyện, đồng thời tăng cường phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động khai thác khoáng sản trái phép... cũng đã giúp dân quan tâm hơn trong báo tin. Rồi các vấn đề bức xúc khác, huyện cũng đã triển khai tất cả các giải pháp từ phát tờ rơi, tuyên truyền trực quan cho đến kiểm tra, xử phạt đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường công tác quản lý địa bàn, đối tượng cũng như tập trung kiểm tra, kiểm soát, có kế hoạch mở các đợt cao điểm, kế hoạch chuyển hóa địa bàn... đối với vấn đề ma túy; từ xây dựng bể chứa nước hộ gia đình và đào ao cho vùng khô hạn cho đến làm thủy lợi nhỏ đối với vấn đề nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, người dân đã phần nào nguôi dần lo lắng.  

Ở khía cạnh khác,mặt trận, các đoàn thể... nhìn chung đều kịp thời phát hiện và can thiệp không để mâu thuẫn bùng phát trong cộng đồng dân cư. Bên cạnh là các tổ, nhóm được hình thành để nắm bắt dư luận xã hội, giúp chính quyền có hướng xử lý sớm, kịp thời điều chỉnh. Mục đích chính là sớm hóa giải những mâu thuẫn trong nhân dân để tất cả cùng đồng lòng chung sức thực hiện những chương trình, kế hoạch của cả hệ thống chính trị. 

Khi đã chung lòng

Thực tế chính từ những đồng hành trên của hệ thống chính trị của huyện đã khiến các mối quan hệ đan xen vốn có trong đời sống, nhất là mối quan hệ giữa dân và chính quyền, hội viên với các tổ chức đoàn thể... càng gần nhau hơn. Dù có lúc này, lúc kia chưa đồng ý nhau nhưng khi cần sự chung sức thì nhìn chung cán bộ công chức, người dân ở 10 xã, thị trấn ở huyện đều dốc sức thực hiện. Điều đó thể hiện qua thành tích trong xây dựng nông thôn mới, đã có 7/8 xã đạt chuẩn, vượt 75% nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020 mà huyện đã đề ra; cụ thể hơn là qua phong trào đóng góp xây dựng giao thông nông thôn, hiến đất, góp sức... Không chỉ thế, điều đó còn thể hiện qua Quỹ “Vì người nghèo” của huyện với con số đã vận động tăng cấp số nhân. Nếu năm 2016, quỹ vận động được 887 triệu đồng thì năm 2019 được 1.522 triệu đồng. Tổng quỹ trong các năm này được 4.498 triệu đồng, đã hỗ trợ cho 168 hộ nghèo xây dựng và sửa chữa nhà ở. Nhờ an cư nên các hộ nghèo nhất đã có thể lạc nghiệp từ hàng loạt biện pháp giúp sức như cho vay vốn, được dạy nghề, hỗ trợ về y tế, giáo dục... nên theo thời gian, số hộ nghèo đã giảm mạnh.

Theo phân tích của ngành chức năng Hàm Tân, những hộ nghèo còn lại hiện tại tập trung ở đối tượng bảo trợ xã hội, người già neo đơn, người tàn tật và đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, thời gian tới, để giảm nghèo đối với đối tượng trên rất khó thực hiện. Tuy nhiên, kế hoạch đặt ra trong thời gian tới của các cơ quan chức năng với công việc đầu tiên vẫn là tập trung nâng cao nhận thức của nhân dân về chủ trương củađảng, chính sáchnhà nước về chính sách giảm nghèo, tại chính các thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và những thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao. Cách làm trên của Hàm Tân suy cho cùng vẫn là con đường tìm kiếm sự đồng lòng từ chính những người nghèo không chỉ vật chất và thiếu sự quyết tâm trong tinh thần cùng sự giúp sức của các cơ quan có liên quan để nỗ lực thoát nghèo. Một khi đã quyết tâm hành động thì chắc chắn sẽ thoát nghèo. Thực tế, trong 5 năm qua, Hàm Tân đã có hơn 1.200 hộ đã thoát nghèo. Kết quả đó có được chỉ có thể từ sức mạnh mềm của sự đồng lòng.

    
    Nếu   đầu năm 2016, số hộ nghèo toàn huyện là 1.881 hộ với 6.484 khẩu, chiếm   10,29% dân số trong huyện thì đến cuối năm 2019 còn 659 hộ với 2.039   khẩu, chiếm tỷ lệ 3,30%. Tương ứng điều ấy, hộ cận nghèo tăng lên nhưng   không nhiều, từ 693 hộ với 2.899 khẩu chiếm 3,79% lên 991 hộ với 3.862   khẩu, có nghĩa cũng có một lượng hộ cận nghèo đã vươn lên bình thường.  

 HẢo Chi



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sức mạnh mềm từ sự đồng lòng