Theo dõi trên

Làng hát Then ở xứ biển

09/01/2023, 13:52

Năm 1982, những con người ở Cao Bằng đã có hành trình về xuôi. Họ ở lại Sông Bình - Bắc Bình. Chuyến đi ngày ấy mang theo cả đời người, quê hương bỏ lại. Để dần hình thành ngôi làng mà ở đó, như một cộng đồng bé nhỏ, vì niềm tin ở vùng đất khác lạ với núi non quê mình. Cuối cùng, thứ ở lại quý giá nhất, đó là văn hóa bản địa, điệu hát Then huyễn hoặc nhưng đầy quyến rũ…

Làng Sông Bằng

40 năm rời xa Cao Bằng, rời xa “nhúm ruột” để về xuôi cơ cầu. Hy vọng cho tương lai. Ước mong cho cuộc ra đi đã thành, một xóm nhỏ trong làng giờ đã gần như hình thành một ngôi làng trong sự đẩy đưa của tạo hóa.

unnamed-2(1).jpg

Ngôi làng còn gần chục nếp nhà sàn quen thuộc của xứ Cao Bằng, còn lại cũng đã có nhà gạch kiên cố. Và hơn ai hết, trong thanh âm của rừng núi bao nhiêu năm qua, cứ thi thoảng người ta nghe vẳng lại tiếng đàn Tính, loại nhạc cụ dân tộc của người Tày – Nùng, văng vẳng tiếng hát trên nếp nhà sàn nào đó vào những dịp hội hè. Thanh âm như một niềm trắc ẩn nhớ quê, nhớ cội nguồn, nhớ tiếng suối trong veo mỗi sớm lên nương lên rẫy. UBND xã Sông Bình đã thành lập Câu lạc bộ “Đàn Tính - hát Then, hát dân ca dân tộc Tày - Nùng” vào trung tuần tháng 9/2022, như là cách để cùng nhau trân quý những giá trị văn hóa truyền thống, vốn quý ấy phải được gìn giữ.

unnamed-6(1).jpg
Cô gái dân tộc Tày trong trang phục truyền thống 

Ước mơ dưới chân núi La

Và bây giờ, cứ mỗi tối thứ sáu, thứ bảy, gần 20 thành viên dù chẳng rành tiếng Việt, CLB “Đàn Tính - hát Then, hát dân ca dân tộc Tày - Nùng” cứ sẻ chia với nhau những làn điệu đẹp đẽ, sau những ngày lao động mệt nhọc. Ở Sông Bằng, sẽ hiếm khi họ dùng tiếng Kinh, vì ở làng, họ nói tiếng Tày, mặc trang phục truyền thống của dân tộc như là cách gìn giữ nét văn hóa riêng cho quê hương mình. Có thể trong xu hướng tràn ngập nhiều loại hình văn hóa, nhiều dòng nhạc khác nhau thì việc giữ gìn, bảo tồn, truyền dạy cho thế hệ sau làn điệu Then, cách đánh đệm đàn Tính, làn điệu hát Phong Slư, hát giao duyên Heo Pưn của dân tộc Tày - Nùng góp phần bảo tồn và truyền dạy cho thế hệ sau này để không quên cội nguồn dân tộc.

unnamed-1-1-(1).jpg
CLB hát Then 

Ở CLB, thành viên trẻ nhất cũng đã vào tuổi 28, cụ lớn nhất đã vào tuổi 72 nhưng nhìn cách vui chơi, cách họ truyền tải làn điệu dân vũ, cách đệm đàn rất sảng khoái. Giống như họ được trả về trong bản làng nào đó xa xôi ở Cao Bằng.

unnamed-8(1).jpg

Điểm khá đặc biệt, ở CLB nhiều thành viên có mối quan hệ huyết thống, họ đã truyền nghề cho nhau như 3 chị em Đinh Thị Hơn, Đinh Thị Yến, Đinh Thị Lành là 3 chị em ruột, hay 2 chị em Phan Thị Nhéng, Phan Thị Rao. Trong nhóm Phong Slư có hai vợ chồng cô Mông Thị Vinh và chú Long Văn Bằng, ông Đinh Văn Bằng là chú ruột của các chị em họ Đinh… cứ cần mẫn cho những nét đẹp của quê hương mình.

unnamed-4(1).jpg

Thời tiết vào xuân, dưới chân núi La cứ thi thoảng réo rắc tiếng đàn Tính, tiếng hát theo gió bay đi với nỗi nhớ khôn cùng. Làng Sông Bằng như cánh hoa ban vào mùa trẩy hội, để làn điệu Then được ấm nồng trong vòng tay ở vùng đất mới.

QUANG NHÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Cô thủ thư trẻ “say nắng” Trường Sa
Chưa một lần được đặt chân tới Trường Sa, nhưng cô thủ thư ấy vẫn dành cho Trường Sa một tình yêu đặc biệt. “Trường Sa – Hoàng Sa mảnh đất thiêng liêng hồn Việt tự bao đời nay vẫn vững chãi vượt qua muôn ngàn con sóng dữ, sừng sững hiên ngang giữa biến động cuộc đời.
Nổi bật
Chủ tịch UBND tỉnh thăm thân nhân, chiến sĩ Điện Biên
BTO-Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều ngày 26/4, đồng chí Đoàn Anh Dũng – Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà chiến sĩ, thân nhân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành và huyện Hàm Thuận Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làng hát Then ở xứ biển