Theo dõi trên

Ấn Độ và Trung Quốc muốn giấu thông tin thả quân lính

21/06/2020, 12:19

BTO- Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều không muốn xì xào bàn tán nhiều về việc lần đầu tiên trong vòng 58 năm Trung Quốc bắt giữ 10 quân lính Ấn Độ trong cuộc đụng độ và vừa được thả, nhưng điều không muốn ấy ngày càng lộ ra. Theo nguồn tin an ninh đăng tải trên tờ the Telegraph, để thả số quân lính, phải mất 3 ngày Ấn Độ đàm phán thông qua các kênh quân sự và ngoại giao với Trung Quốc, nơi khua môi múa mép về hình ảnh bắt giữ và đe dọa trong cuộc đàm phán.

Ngay sau cuộc đàm phán 18/6, rộ tin tức Trung Quốc đã thả tự do 10 quân lính bao gồm 1 trung tá và 3 thiếu tá - những người bị bắt trong cuộc đụng độ xảy ra đêm 15/6 khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và 76 người bị thương ở thung lũng Galwan, phía Đông bang Ladakh. Sang ngày 19/8, nhiều tờ báo đưa tin về việc thả, quân đội Ấn Độ cứ lập lờ không xác nhận việc thả cũng không từ chối, mà chỉ đề cập những tuyên bố của mình trong cuộc đàm phán 18/6, vài giờ trước khi thông tin thả quân lính. Và, giải thích không có quân lính Ấn Độ nào mất tích trong cuộc đụng độ. Điều đó là đúng vì sau đó 10 quân lính đã được Trung Quốc thả.

Trung Quốc, quốc gia sành sỏi trong việc đưa ra những tuyên bố khó tin. “Theo tất cả những gì tôi biết, hiện Trung Quốc chưa bắt giữ bất cứ quân lính nào của Ấn Độ”, tờ PTI trích dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói  báo chí tại Bắc Kinh.

Ở thủ đô Ấn Độ New Delhi, một quan chức an ninh phát biểu với tờ báo này: “Chúng tôi thành công trong việc bảo đảm an toàn việc thả quân lính sau khi 3 ngày đàm phán ngoại giao. Trong thời gian đàm phán, Trung Quốc đối chất với Ấn Độ bằng giọng điệu đe dọa, ám chỉ những người bị bắt có thể bị tổn hại. Ban đầu, Trung Quốc không chịu thả, nhưng cuối cùng đã phải thả. Tất cả 10 quân lính an toàn và đi bộ trở về đơn vị, họ đã được kiểm tra sức khỏe và trải qua cuộc thẩm vấn của các quan chức quân đội cấp cao.

Trước đó, trong một cuộc chiến vào năm 1962, Trung Quốc đã bắt quân lính Ấn Độ. Quan chức an ninh từ chối nói về điều kiện được chấp nhận thả quân lính. Một cựu quan chức quân đội đã nghỉ hưu cho rằng, Trung Quốc không bao giờ cho không ai cái gì, để thả tự do cho người bị bắt, chắc chắn phải gây áp lực ngoại giao về tình hình. “Sau khi vi phạm lãnh thổ Ấn Độ, người Trung Quốc chơi một trò chơi rất thông minh. Bằng cách bắt và thả quân lính Ấn Độ, cố gắng gửi đi thông điệp rằng mình không phải là nước đi xâm lược. Họ muốn chứng tỏ cho mọi người thấy đang bảo vệ lãnh thổ, đang bắt kẻ xâm phạm lãnh thổ của mình và sau đó thả ra”, cựu quan chức cho biết thêm.

Tờ PTI đã đặt câu hỏi phỏng vấn phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc, liệu Ấn Độ có bắt giữ bất cứ quân lính Trung Quốc nào?. Vị phát ngôn viên này trả lời: “Trung Quốc và Ấn Độ đang đối thoại để giải quyết vấn đề đụng độ thông qua kênh ngoại giao và quân sự. Tôi không có bất cứ thông tin cho bạn lúc này. Tôi muốn nhắc lại rằng vấn đề nghiêm trọng ở thung lũng Galwan đúng hay sai đã rõ ràng và trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía Ấn Độ”.

Cho đến nay Trung Quốc chưa thừa nhận có bất cứ thương vong trong số quân lính mặc dù Ấn Độ khẳng định có thương vong giữa hai bên. Cuộc đàm phán cấp cao quân đội đang tiếp tục để tìm kiếm giải pháp hòa giải bế tắc biên giới ở nhiều địa điểm phía đông Ladakh.

Ninh Chinh (theo Telegragh)



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ và Trung Quốc muốn giấu thông tin thả quân lính