Quan chức Lầu Năm Góc
Quan chức Lầu Năm Góc: Nga vẫn là mối đe dọa “hiện hữu” với Mỹ và đồng minh
Một chỉ huy cấp
cao của Lầu Năm Góc cảnh báo Nga vẫn là mối đe dọa "hiện hữu" với Mỹ và các đồng
minh NATO.
Nhận định này được
đưa ra giữa bối cảnh Tổng thống Biden đang xem xét đến việc đối đầu với Moscow
trên một số vấn đề mà ông và các đồng minh đảng Dân chủ tin rằng đã bị phớt lờ
dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.

Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Âu, Tướng Không quân Tod D. Wolters. Ảnh:
Reuters
Tư lệnh Bộ Chỉ huy
châu Âu, Tướng Không quân Tod D. Wolters nhận định hôm 24/2 rằng Mỹ hiện vẫn
trong "kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu", và Washington phải giành chiến
thắng để đảm bảo "sự cạnh tranh quyền lực toàn cầu không trở thành cuộc chiến
giữa các nước lớn".
Ông Wolters cũng cho
rằng Nga và Trung Quốc là những mối đe dọa chủ yếu với sự lãnh đạo thế giới của
Mỹ và rằng cả hai nước này đang hợp tác để làm suy yếu quyền lực của Mỹ cũng như
tăng cường sức mạnh quân sự của họ.
Ngân sách quân sự
của Mỹ vẫn bao gồm các khoản để đối phó với Nga và Trung Quốc nhưng Lầu Năm Góc
đang chuyển hướng khỏi những cuộc chiến bất đối xứng và các chiến dịch chống
khủng bố vốn định hình các hoạt động quân sự trong 2 thập kỷ qua để chuyển sang
lập trường cạnh tranh nước lớn mang tính truyền thống hơn.
"Nga vẫn là một mối
đe dọa hiện hữu với Mỹ và các đồng minh châu Âu của chúng ta", ông Wolters cảnh
báo.
Chỉ huy cấp cao Lầu
Năm Góc này cũng cho rằng cả Nga và Trung Quốc đang sử dụng các thỏa thuận đầu
tư thương mại để đạt được ảnh hưởng ở những khu vực chiến lược, trong đó có Bắc
cực, nơi mà sự cạnh tranh nước lớn đang gia tăng giữa bối cảnh biến đổi khí hậu
khiến băng tan chảy và mở ra những tuyến đường biển mới, cũng như những nguồn
tài nhiên thiên nhiên giàu có.
Ông Biden khẳng định
sẽ áp dụng một lập trường cứng rắn với Nga trong nhiều vấn đề. Tổng thống Mỹ
khẳng định hồi tuần trước rằng: "Tổng thống Putin đang tìm cách làm suy yếu châu
Âu, các dự án của châu Âu và liên minh NATO của chúng ta. Ông ấy muốn làm suy
yếu sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương bởi việc này sẽ khiến Kremlin dễ dàng tiến
hành các hành động đe dọa và bắt nạt các quốc gia đơn lẻ hơn thay vì đàm phán
với một cộng đồng xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ và đoàn kết".
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng
tin rằng: "Những thách thức từ phía Nga có lẽ khác so với những thách thức từ
phía Trung Quốc nhưng những điều này đều hiện hữu".
Những bình luận của
ông Biden đã nhận phải sự phản ứng lạnh nhạt từ phía Nga. Phó Đại diện thường
trực Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyanskiy nhận định với báo giới rằng bài
phát biểu của Tổng thống Biden đã khiến Nga "quan ngại về việc hợp tác với Mỹ".
"Rất khó để tưởng
tượng quan hệ giữa hai bên sẽ thay đổi như thế nào khi chính quyền mới bắt đầu
bằng một lập trường như vậy", ông Dmitry Polyanskiy bình luận.
Kiều Anh/VOV